Trong kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hàng hóa thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia người khai hải quan có trách nhiệm gì?
- Trong kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hàng hóa thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia người khai hải quan có trách nhiệm gì?
- Bộ tài chính có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia?
- Phối hợp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia ra sao?
Trong kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hàng hóa thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia người khai hải quan có trách nhiệm gì?
Tại Điều 25 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các bên liên quan trong kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
Trách nhiệm của người khai hải quan, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định sau đây:
1. Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Chỉ được đưa vào lưu thông hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt yêu cầu hoặc được miễn kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan quyết định thông quan;
b) Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu mọi chi phí liên quan và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra của người khai;
b) Kiểm tra, đánh giá hàng hóa theo yêu cầu của pháp luật chuyên ngành; thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho người khai hải quan và cơ quan hải quan;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan có thẩm quyền;
d) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành; bảo mật kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra chuyên ngành;
e) Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, giám sát chủ hàng thực hiện biện pháp khắc phục hàng hóa không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, đơn giản hóa thủ tục, phương thức tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công khai kết quả kiểm tra chuyên ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Chiếu theo quy định này, trong kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hàng hóa thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia người khai hải quan có các trách nhiệm sau:
- Chỉ được đưa vào lưu thông hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt yêu cầu hoặc được miễn kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan quyết định thông quan;
- Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu mọi chi phí liên quan và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Trong kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hàng hóa thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia người khai hải quan có trách nhiệm gì? (hình từ Internet)
Bộ tài chính có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia?
Tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực
...
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định mã số HS đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 21 Nghị định này để các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và công bố theo quy định.
Như vậy, trong việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định mã số HS đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành để các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và công bố theo quy định.
Phối hợp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia ra sao?
Tại Điều 27 Nghị định 85/2019/NĐ-CP có quy đinh về việc phối hợp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia như sau:
Phối hợp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chủ trì, phối hợp với bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác lập cách thức, nội dung chia sẻ thông tin, dữ liệu về hàng hóa đã được thông quan nhưng thuộc trường hợp phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
2. Cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành có dấu hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì thông báo cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành lưu ý trong quá trình kiểm tra hàng hóa, không cho đưa hàng về bảo quản.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, có thông tin về hàng hóa dự kiến nhập khẩu có dấu hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc xác định hàng hóa nhập khẩu cùng chủng loại với mặt hàng bị kiểm tra trong lưu thông không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan không cho đưa hàng về bảo quản.
4. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu đối với hàng hóa được đưa về bảo quản, nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu có số lượng, chủng loại không phù hợp với hồ sơ đăng ký kiểm tra chuyên ngành; tự ý tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ hàng hóa thì thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý.
5. Tổ chức đánh giá sự phù hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 23, điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định này có trách nhiệm tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành; gửi kết quả đánh giá sự phù hợp đến người khai hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?