Trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, nguyên tắc của cơ chế trao đổi thông tin và hệ thống thông tin quản lý được quy định thế nào?
- Trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, cơ chế trao đổi thông tin phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, hệ thống thông tin quản lý bao gồm những gì?
- Trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, hệ thống thông tin quản lý phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, cơ chế trao đổi thông tin phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về cơ chế trao đổi thông tin như sau:
Cơ chế trao đổi thông tin
...
3. Cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) Thông tin về mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình được trao đổi từ cấp cao xuống cấp dưới và đến các cá nhân, bộ phận có liên quan;
b) Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả hoạt động được trao đổi từ cấp dưới lên cấp cao (bao gồm cả Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)) và từ chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác của ngân hàng thương mại lên trụ sở chính để nắm rõ các trạng thái rủi ro, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Thông tin về sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới và tổn thất, gian lận, nguy cơ xảy ra tổn thất, gian lận được trao đổi kịp thời cho bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ và các bộ phận liên quan khác;
d) Có cơ chế báo cáo trực tiếp, độc lập, kịp thời cho các cấp có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận đảm bảo bảo mật thông tin và bảo vệ người cung cấp thông tin;
đ) Tần suất trao đổi thông tin đảm bảo nguyên tắc rủi ro càng cao thì trao đổi thông tin càng thường xuyên.
Theo đó, trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, cơ chế trao đổi thông tin phải đảm bảo những nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 19 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc thông tin về mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình được trao đổi từ cấp cao xuống cấp dưới và đến các cá nhân, bộ phận có liên quan.
Và có cơ chế báo cáo trực tiếp, độc lập, kịp thời cho các cấp có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận đảm bảo bảo mật thông tin và bảo vệ người cung cấp thông tin.
Hệ thống thông tin quản lý (Hình từ Internet)
Trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, hệ thống thông tin quản lý bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống thông tin quản lý như sau:
Hệ thống thông tin quản lý
...
2. Hệ thống thông tin quản lý tối thiểu bao gồm:
a) Các báo cáo nội bộ (tối thiểu có các báo cáo nội bộ về kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 15, Điều 37, 40, 47, 52, 55, 58, 63 và 72 Thông tư này) và các thông tin quản lý khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm sử dụng hệ thống thông tin quản lý của cá nhân, bộ phận có liên quan;
c) Thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin; xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo;
d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp.
...
Theo đó, hệ thống thông tin quản lý trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 20 nêu trên.
Trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, hệ thống thông tin quản lý phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống thông tin quản lý như sau:
Hệ thống thông tin quản lý
...
3. Hệ thống thông tin quản lý phải đảm bảo:
a) Hỗ trợ thực hiện cơ chế trao đổi thông tin theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều 19 Thông tư này;
b) Thông tin, dữ liệu cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng các yêu cầu quản lý theo quy định tại Thông tư này, quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nguồn thông tin, dữ liệu phải được kiểm tra độ tin cậy;
c) Cập nhật tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu và có các hệ thống dự phòng để đảm bảo việc lưu trữ, sử dụng thông tin được an toàn, hiệu quả và không bị gián đoạn;
đ) Được rà soát, đánh giá lại tối thiểu hằng năm và đột xuất; được nâng cấp, cập nhật thường xuyên phù hợp với nhu cầu thông tin quản lý, quy mô, cơ cấu và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, trong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, hệ thống thông tin quản lý phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 20 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu phải đảm bảo thông tin, dữ liệu cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng các yêu cầu quản lý theo quy định tại Thông tư này, quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nguồn thông tin, dữ liệu phải được kiểm tra độ tin cậy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?