Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu đúng không?
- Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu đúng không?
- Kinh phí để xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được lấy từ nguồn nào?
- Doanh nghiệp có được khai thác thông tin, dữ liệu tổng hợp tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước không?
Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu đúng không?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước như sau:
Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.
1. Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo theo các yêu cầu sau đây:
a) Nội dung phù hợp, chính xác, kịp thời, hiệu quả;
b) Tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có; hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu;
c) Ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn; đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.
2. Thiết kế cấu trúc hệ thống của Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật; có tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin thông suốt và an toàn giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được thu thập, cập nhật từ các báo cáo công bố thông tin định kỳ, bất thường của doanh nghiệp và dữ liệu tổng hợp trên Cổng thông tin doanh nghiệp.
Theo đó, việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo theo các yêu cầu sau đây:
- Nội dung phù hợp, chính xác, kịp thời, hiệu quả;
- Tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có; hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu;
- Ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn; đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.
Như vậy, trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu.
Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu đúng không? (Hình từ Internet)
Kinh phí để xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được lấy từ nguồn nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước như sau:
Kinh phí xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.
1. Kinh phí xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được sử dụng từ các nguồn sau:
a) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp;
b) Nguồn vốn viện trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí để xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu, quy định của nhà tài trợ và các quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên, kinh phí để xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được sử dụng từ các nguồn sau đây:
(1) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp;
(2) Nguồn vốn viện trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Doanh nghiệp có được khai thác thông tin, dữ liệu tổng hợp tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về việc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước như sau:
Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.
1. Thông tin của doanh nghiệp được cung cấp công khai trên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu, tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tên người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và các báo cáo công bố thông tin định kỳ và bất thường của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có quyền khai thác thông tin, dữ liệu tổng hợp tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thông qua tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp có quyền khai thác thông tin, dữ liệu tổng hợp tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thông qua tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp.
Thông tin của doanh nghiệp được cung cấp công khai trên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm:
- Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tên người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và các báo cáo công bố thông tin định kỳ và bất thường của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?