Trong hoạt động thanh tra thì có được mở rộng thanh tra đối tượng khác ngoài đối tượng đang bị thanh kiểm tra không?
- Mục đích của hoạt động thanh tra là gì?
- Phạm vi, đối tượng, nội dung của Hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
- Trong hoạt động thanh tra thì có được mở rộng thanh tra đối tượng khác ngoài đối tượng đang bị thanh kiểm tra không?
- Xử lý sai phạm trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
Mục đích của hoạt động thanh tra là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thanh tra 2010 quy định về mục đích hoạt động thanh tra như sau:
"Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân."
Hoạt động thanh tra (Hình từ Internet)
Phạm vi, đối tượng, nội dung của Hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-TTCP có quy định như sau:
"1. Phạm vi thanh tra là giới hạn cụ thể về nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra làm cơ sở cho việc tiến hành một cuộc thanh tra.
2. Nội dung thanh tra là việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực của đối tượng thanh tra.
3. Đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước cùng cấp với cơ quan được giao tiến hành cuộc thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được xác định trong Quyết định thanh tra."
Trong hoạt động thanh tra thì có được mở rộng thanh tra đối tượng khác ngoài đối tượng đang bị thanh kiểm tra không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 51 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về xử lý hành vi vi phạm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra như sau:
"1. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật khi có một trong các hành vi sau:
[...] b) Thanh tra vượt quá thẩm quyền, mở rộng hay thu hẹp phạm vi, nội dung thanh tra được xác định trong Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra; [...]"
Như vậy, trong hoạt động thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra cần phải thực hiện đúng theo thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra.
Việc thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao là một trong những hành vi bị cấm theo Điều 13 Luật Thanh tra 2010.
Theo đó, việc mở rộng phạm vi thanh tra được xác định trong Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra là không đúng.
Xử lý sai phạm trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra như sau:
"1. Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản về việc sai phạm để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải xử phạt vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra quy định tại các Điều 46, 48, 53 và Điều 55 của Luật Thanh tra để chấm dứt hành vi vi phạm, kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Trong trường hợp sai phạm của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị Người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định chuyển thông tin, hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt và ban hành Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển và bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra phải được lập thành văn bản và thực hiện theo Mẫu số 28, Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?
- Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?