Trong hoạt động thanh tra, khi kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu có cần phải mời đại diện chính quyền địa phương đến xác minh không?
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu thuộc giai đoạn nào của hoạt động thanh tra?
Xét trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra hành chính tại Điều 49 Luật Thanh tra tra 2022 như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Đồng thời, khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra 2022 có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
a) Chuẩn bị thanh tra, bao gồm: ban hành quyết định thanh tra; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.
Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 của Luật này;
b) Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm: công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có); kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
c) Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm: báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này; ban hành kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra.
Kết hợp từ những quy định trên, việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu trong hoạt động thanh tra thuộc giai đoạn "Tiến hành thanh tra trực tiếp".
Trong hoạt động thanh tra, khi kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu có cần phải mời đại diện chính quyền địa phương đến xác minh không? (Hình từ Internet)
Luật Thanh tra 2022 quy định thế nào về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu?
Căn cứ nội dụng tại Điều 67 Luật Thanh tra 2022, việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu được quy định như sau:
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
1. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu thông tin, tài liệu đã thu thập được; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công.
Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên có quyền yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra, người có liên quan thì Thanh tra viên báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, làm rõ vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến làm việc hoặc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
3. Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh sự việc hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến sự việc đã và đang xảy ra thì người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc đối tượng thanh tra có thể mời thêm đại diện chính quyền địa phương hoặc người khác làm chứng.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 67 Luật Thanh tra 2022 nêu trên thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra là những chủ thể có quyền kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu thanh tra.
Quá trình kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu trong hoạt động thanh tra sẽ thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Khi kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu thì có mời đại diện chính quyền địa phương đến xác minh không?
Căn cứ nội dung tại khoản 3 Điều 67 Luật Thanh tra 2022 có đề cập như sau:
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
...
3. Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh sự việc hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến sự việc đã và đang xảy ra thì người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc đối tượng thanh tra có thể mời thêm đại diện chính quyền địa phương hoặc người khác làm chứng.
Theo đó, hoạt động thanh tra trong kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu thanh tra có mời thêm đại diện chính quyền địa phương trong trường hợp cần kiểm tra, làm rõ, xác minh sự việc, vấn đề liên quan đến sự việc đã và đang xảy ra trong quá trình thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?