Trong hạ tầng đường thủy nội địa công tác bảo vệ kè, đập giao thông có phạm vi như thế nào? Phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện những hành vi nào?

Cho hỏi trong hạ tầng đường thủy nội địa công tác bảo vệ kè, đập giao thông có phạm vi như thế nào? Bên cạnh trong hạ tầng đường thủy nội địa thì phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện những hành vi nào? căn cứ pháp lý ra sao? - câu hỏi của Minh Thành (Huế).

Trong hạ tầng đường thủy nội địa công tác bảo vệ kè, đập giao thông có phạm vi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:

Bảo vệ kè, đập giao thông
1. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;
b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.
2. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.
...

Theo đó, phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:

+ Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;

+ Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.

- Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.

Thủy nội địa

Thủy nội địa (Hình từ Internet)

Trong hạ tầng đường thủy nội địa thì phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện những hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:

Bảo vệ kè, đập giao thông
...
3. Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;
b) Neo, buộc phương tiện;
c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.

Như vậy, trong hạ tầng đường thủy nội địa thì phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện những hành vi sau đây:

- Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;

- Neo, buộc phương tiện;

- Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.

Trách nhiệm trong việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý công trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị xâm hại phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quản lý đường thủy nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải yêu cầu chủ công trình kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Như vậy, trách nhiệm trong việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân được giao quản lý công trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

- Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị xâm hại phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quản lý đường thủy nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

- Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải yêu cầu chủ công trình kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Hạ tầng đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có cần phải tuân thủ các quy định về đầu tư công hay không?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm những gì? Cơ quan nào quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được hiểu như thế nào? Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong hạ tầng đường thủy nội địa thì trên đường thuỷ nội địa có những báo hiệu nào? Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ được bảo vệ ra sao?
Pháp luật
Bảo vệ luồng trong hạ tầng đường thủy nội địa là như thế nào? Trong hành lang bảo vệ luồng có được xây dựng nhà cửa hay không?
Pháp luật
Trong hạ tầng đường thủy nội địa công tác bảo vệ kè, đập giao thông có phạm vi như thế nào? Phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện những hành vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hạ tầng đường thủy nội địa
910 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hạ tầng đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạ tầng đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào