Trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, người được giám sát là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của người được giám sát?
Trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, người được giám sát là ai?
Căn cứ Điều 4 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người giám sát: là người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế; Lãnh đạo bộ phận quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; Tổ giám sát hoặc công chức được người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế giao giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
2. Người được giám sát: là Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; Phó Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
3. Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc hoạt động kiểm tra của Cơ quan thuế tại trụ sở Cơ quan thuế.
4. Kết thúc thời gian thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: là thời điểm Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế hoàn thành việc thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, kiểm tra.
5. Kết thúc thời gian kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế được thực hiện theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền về phân cấp quản lý hành chính và quy chế làm việc tại Cơ quan thuế các cấp.
Như vậy, trong hoạt động giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, người được giám sát bao gồm:
- Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế;
- Phó Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế;
- Thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
Trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, người được giám sát là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của người được giám sát? (Hình từ Internet)
Trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, người được giám sát có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 7 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020, nhiệm vụ và quyền hạn của người được giám sát trong hoạt động giám sát bao gồm:
(1) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát quy định tại Điều 8 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020, cụ thể như sau:
- Đối với hoạt động thanh tra: Thực hiện xây dựng và gửi Kế hoạch tiến hành thanh tra thuế theo mẫu số 19/QTTTr (ban hành kèm theo Quyết định 2605/QĐ-TCT ngày 30/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế);
Đối với hoạt động kiểm tra: Thực hiện xây dựng và gửi nội dung kiểm tra đã được phê duyệt.
- Thực hiện ghi nhật ký thanh tra, kiểm tra theo Quy trình quản lý, sử dụng và vận hành ứng dụng Nhật ký thanh tra, kiểm tra;
- Trường hợp ban hành văn bản để thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế thì phải báo cáo người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế đồng thời gửi cho Tổ giám sát, công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế;
- Những thông tin, tài liệu khác liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của người giám sát.
(2) Giải trình và làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của người giám sát.
(3) Kịp thời thông báo với người giám sát về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế để có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra xử lý.
(4) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi, nội dung giám sát và giải thích rõ lý do không cung cấp bằng văn bản.
(5) Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế báo cáo với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra trong trường hợp người giám sát có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ giám sát.
(6) Khi báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện báo cáo người giám sát phải bao gồm cả các số liệu cụ thể sau:
- Chi tiết kết quả đã thanh tra, kiểm tra theo từng nội dung rủi ro đã phân tích trước khi thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; bao gồm các tiêu chí (có điểm rủi ro cao) để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và các tiêu chí lựa chọn phân tích rủi ro trước khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,
- Chi tiết kết quả đã thanh tra, kiểm tra theo các nội dung phân tích rủi ro trên cơ sở Bảng phân tích dọc, ngang, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các dữ liệu khác trước khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,
- Các thông tin thu thập từ các nguồn: Các Cơ quan chức năng, Đơn thư tố cáo, Truyền thông, Báo chí,....(nếu có),
- Các nội dung khác phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (nếu có).
(7) Thực hiện gửi thư trao đổi thông tin theo Mẫu số 06-TTKT ban hành kèm theo Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 TẢI VỀ đến người nộp thuế (tại thời điểm công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế) và báo cáo người giám sát về nội dung này.
Mục đích giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 thì mục đích giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế như sau:
Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của công chức thuế và ý thức kỷ luật của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế;
Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế nhằm theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch thanh tra; nội dung kiểm tra đã được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng dân sự trợ giúp viên pháp lý có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
- Cách tiếp cận từ chi phí là gì? Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp nào?
- Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì? Trách nhiệm dân sự của pháp nhân?
- Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm theo Nghị định 168/2024? Sử dụng giấy phép lái xe hết điểm bị phạt bao nhiêu?