Trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm mà nguyên đơn chết thì vụ án được giải quyết như thế nào? Đương sự có được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn giám đốc thẩm không?
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
- Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong giai đoạn giám đốc thẩm, đương sự có được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ hay không?
Theo Điều 330 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về việc bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm như sau:
“Điều 330. Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm
1. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
2. Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.”
Như vậy, trong giai đoạn giám đốc thẩm đương sự có quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
Nguyên đơn chết trong giai đoạn giám đốc thẩm thì vụ án giải quyết thế nào?
Trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm mà nguyên đơn chết thì vụ án được giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 346 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm như sau:
“Điều 346. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật này.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.”
Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cụ thể như sau:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; […]”
Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng như sau:
“1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.”
Từ những quy định nêu trên, nếu trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm mà nguyên đơn chết thì vụ án sẽ được giải quyết như sau:
- Nếu nguyên đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
- Nếu nguyên đơn chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế sẽ tham gia tố tụng, vụ án vẫn sẽ được tiến hành theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
- Tiêu chí Kinh dị ở Phim 18+ là gì theo Thông tư 05? 07 tiêu chí phân loại phim 18+ chi tiết, cụ thể?
- Mã chương thuế môn bài năm 2025? Hướng dẫn tra cứu mã chương thuế môn bài năm 2025 như thế nào?
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?