Trong giai đoạn truy tố, quyết định ban hành biện pháp kê biên tài sản có còn thuộc về Cơ quan điều tra không?
- Trong giai đoạn truy tố, quyết định ban hành biện pháp kê biên tài sản có còn thuộc về Cơ quan điều tra không?
- Khi tiến hành việc kê biên tài sản có được phép kê biên vượt quá mức có thể bị phạt tiền không?
- Trách nhiệm của người tiến hành kê biên trong việc thực hiện kê biên tài sản được quy định như thế nào?
Trong giai đoạn truy tố, quyết định ban hành biện pháp kê biên tài sản có còn thuộc về Cơ quan điều tra không?
Trong giai đoạn truy tố, quyết định ban hành biện pháp kê biên tài sản có còn thuộc về Cơ quan điều tra không? (hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 24 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định thực hành quyền công tố, kiểm sát việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
1. Sau khi nhận được lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ đối tượng bị áp dụng, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; nội dung biên bản kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, nếu xét thấy có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản mà Cơ quan điều tra chưa áp dụng thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra áp dụng; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản và yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức, triển khai thực hiện.
Trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ lệnh đó; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ.
2. Trong giai đoạn truy tố, nếu xét thấy có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, đồng thời yêu cầu Cơ quan điều tra phối hợp thực hiện.
Theo đó, trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản với điều kiện là có đủ căn cứ và bằng chứng cho rằng việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản là cần thiết.
Trình tự thực hiện biện pháp kê biên trong giai đoạn truy tố được quy định như sau:
- Đầu tiên, Kiểm sát viên tiến hành báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định việc kê biên tài sản;
- Lãnh đạo Viện ra quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản đồng thời yêu cầu Cơ quan điều tra phối hợp thực hiện.
Khi tiến hành việc kê biên tài sản có được phép kê biên vượt quá mức có thể bị phạt tiền không?
Căn cứ khoản 3 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Kê biên tài sản
...
3. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Theo đó, nguyên tắc của việc kê biên tài sản là chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền. Việc kê biên tài sản vượt quá mức có thể bị phạt tiền là vi phạm quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người tiến hành kê biên trong việc thực hiện kê biên tài sản được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Kê biên tài sản
...
4. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
c) Người chứng kiến.
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Như vậy, người kê biên tài sản có trách nhiệm:
- Lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên;
- Đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên;
- Ghi chép ý kiến, khiếu nại của những người người có mặt khi thực hiện kê biên tài sản được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?