Trong công trình thủy lợi thì công tác chuẩn bị cho việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào?
- Trong công trình thủy lợi thì công tác chuẩn bị cho việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào?
- Việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm của công trình thủy lợi được thực hiện bằng những phương pháp nào?
- Việc kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích của công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Trong công trình thủy lợi thì công tác chuẩn bị cho việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8367:2020 quy định như sau:
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
7.1 Công tác chuẩn bị
7.1.1 Chuẩn bị mẫu và quản lý mẫu
a) Chuẩn bị mẫu:
- Mẫu nước được sắp xếp riêng theo từng loại: mẫu nền, mẫu nguồn tác động, mẫu đối tượng bị tác động;
- Trong mỗi nhóm, mẫu nước được sắp xếp theo thứ tự hoặc theo công trình;
- Chuẩn bị mẫu trắng, mẫu kiểm tra độ chính xác trong phòng thí nghiệm.
b) Quản lý mẫu
- Khi được tiếp nhận, mẫu phải đáp ứng các điều kiện về bảo quản theo quy định
- Phải có quy trình quản lý mẫu phù hợp với từng thông số phân tích;
- Mẫu phải được mã hóa và mã mẫu được gắn với mẫu trong suốt thời gian lưu mẫu tại tổ chức thực hiện phân tích. Mẫu sau khi phân tích xong, phải được lưu giữ, bảo quản theo quy định hiện hành để sử dụng trong trường hợp cần kiểm tra và phân tích lại;
7.1.2 Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất
a) Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và hiệu chuẩn các thiết bị định kỳ theo kế hoạch và quy định hiện hành.
b) Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và hiệu chuẩn các thiết bị trước khi thực hiện phân tích.
c) Chuẩn bị số lượng hóa chất vừa đủ cho số lượng mẫu phân tích.
d) Chuẩn bị pha chế các dung dịch chuẩn.
...
Như vậy, trong công trình thủy lợi thì công tác chuẩn bị cho việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm được quy định như trên.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm của công trình thủy lợi được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8367:2020 quy định như sau:
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
...
7.2 Phương pháp phân tích mẫu
Áp dụng phương pháp mẫu theo các quy định hiện hành[3] hoặc tham khảo các phương pháp đưa ra ở Bảng 6 dưới đây:
Theo đó, việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệp của công trình thủy lơi được thực hiện bằng 25 phương pháp tại bảng trên.
Việc kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích của công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8367:2020 quy định như sau:
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
...
7.4 Kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích
7.4.1 Sử dụng mẫu QC, gồm: mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng phương pháp, mẫu lặp, mẫu thêm chuẩn, mẫu chuẩn đối chứng, mẫu chuẩn được chứng nhận chuẩn thẩm tra, hoặc mẫu QC khác theo yêu cầu của chương trình quan trắc hoặc chương trình bảo đảm chất lượng của tổ chức.
7.4.2 Số lượng mẫu QC tối thiểu cần thực hiện trong mỗi tập hợp mẫu phải đủ để kiểm tra sự nhiễm bẩn của dụng cụ, hóa chất, thuốc thử, yếu tố ảnh hưởng và đánh giá độ chụm, độ chính xác của kết quả phân tích, nhưng không được vượt quá 15% tổng số mẫu cần phân tích của một chương trình quan trắc.
7.4.3 Hệ thống quản lý chất lượng: phải thiết lập, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động, bảo đảm tính khách quan và chính xác của kết quả phân tích.
7.4.4 Đánh giá nội bộ về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phân tích chất lượng nước: hàng năm, tổ chức phân tích chất lượng nước phải lập kế hoạch và tự đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm kiểm tra và xác nhận mức độ tuân thủ của tổ chức phân tích chất lượng nước đối với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Sau khi đánh giá, tổ chức phải có các biện pháp khắc phục, cải tiến các lỗi phát hiện (nếu có).
Do đó, việc kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích của công trình thủy lợi được quy định như trên.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh tăng lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?