Trong công tác xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước thì tổ chức, cá nhân chủ trì phải chuẩn bị hồ sơ thế nào?
- Sau khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước tổ chức, cá nhân cần chủ trì thực hiện nhiệm vụ gì đối với tài sản trang bị?
- Tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ lập phương án xử lý tài sản trang bị dựa trên các hình thức xử lý nào?
- Trong công tác xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước thì tổ chức, cá nhân chủ trì phải chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Sau khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước tổ chức, cá nhân cần chủ trì thực hiện nhiệm vụ gì đối với tài sản trang bị?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý và sử dụng tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Quản lý, sử dụng tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích; thực hiện lập, mở sổ theo dõi riêng tài sản, quản lý, lưu trữ hồ sơ về tài sản theo quy định; đăng nhập đầy đủ thông tin về tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công (trừ tài sản thuộc danh mục đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân).
2. Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được bố trí từ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp có trách nhiệm kiểm kê và thực hiện chế độ báo cáo tài sản theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Khi kết thúc nhiệm vụ, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản trang bị quy định tại Điều 7 Nghị định này, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này xem xét, quyết định.
Theo quy định trên thì khi kết thúc nhiệm vụ, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản trang bị.
Trong công tác xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước thì tổ chức, cá nhân chủ trì phải chuẩn bị hồ sơ thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ lập phương án xử lý tài sản trang bị dựa trên các hình thức xử lý nào?
Tại Điều 7 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Hình thức xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Giao tài sản cho tổ chức chủ trì:
a) Theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản cho tổ chức chủ trì là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với tổ chức chủ trì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; hoặc doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận điều chỉnh cơ cấu vốn.
2. Bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì:
a) Trường hợp tổ chức chủ trì quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này không nhận ghi tăng vốn và có văn bản đề nghị mua tài sản;
b) Doanh nghiệp không có vốn nhà nước và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân chủ trì trong trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì quy định tại Khoản 2 Điều này không nhận mua tài sản và được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, trừ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia giao bộ, cơ quan trung ương quản lý), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được giao quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc địa phương quản lý) xem xét, quyết định trên cơ sở kết luận của Hội đồng nghiệm thu về khả năng tiếp tục phát huy, hoàn thiện kết quả, thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và đề nghị của cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản thông qua việc thương mại hóa kết quả.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì không nhận giao hoặc mua tài sản theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì xử lý theo các hình thức sau:
a) Điều chuyển cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Bán;
c) Thanh lý;
d) Tiêu hủy.
Theo quy định trên tùy thuộc vào tổ chức, cá nhân chủ trì thuộc diện nào mà có các hình thức xử lý tài sản như sau:
- Giao tài sản cho tổ chức chủ trì
- Bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì
- Giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân chủ trì
Trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì không nhận giao hoặc mua tài sản theo các trường hợp nêu trên thì xử lý như sau:
- Điều chuyển cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
- Bán;
- Thanh lý;
- Tiêu hủy.
Tổ chức, cá nhân chủ trì sẽ dựa vào hình thức xử lý tài sản phù hợp để lập phương án xử lý tài sản.
Trong công tác xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước thì tổ chức, cá nhân chủ trì phải chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định thì tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ lập 1 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm:
- Văn bản đề nghị xử lý tài sản của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã kết thúc: 01 bản chính;
- Biên bản kiểm kê tài sản: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị xử lý (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại) và đề xuất phương án xử lý tài sản, trong đó ghi rõ hình thức xử lý tài sản theo quy định tại Điều 7 Nghị định 70/2018/NĐ-CP: 01 bản chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?