Trong công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tổ chức cá nhân nước ngoài trước khi vào Việt Nam phải lập mấy bộ hồ sơ đăng ký?

Trong công tác thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tổ chức cá nhân nước ngoài trước khi vào Việt Nam phải lập mấy bộ hồ sơ đăng ký? Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai làm thủ tục tạm trú ở đâu? Mạng lưới thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai và nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai quy định thế nào? Anh Trần Lộc (Vũng Tàu) đặt câu hỏi.

Trong công tác thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tổ chức cá nhân nước ngoài trước khi vào Việt Nam phải lập mấy bộ hồ sơ đăng ký?

Tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam như sau:

Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trước khi vào Việt Nam thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lập 01 hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung: Tên tổ chức, cá nhân; mục đích của hoạt động; thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện (theo mẫu Phụ lục I);
b) Danh mục hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ và các văn bản khác có liên quan (nếu có, theo mẫu Phụ lục II);
c) Danh sách người tham gia (theo mẫu Phụ lục III).
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Phòng chống thiên tai hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
2. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Phòng, chống thiên tai) có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý hồ sơ đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký và các cơ quan liên quan.

Theo đó, tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trước khi vào Việt Nam thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lập 01 hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (Hình từ Internet)

Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai làm thủ tục tạm trú ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định thì việc lưu trú đối với người nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam như sau:

- Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được hướng dẫn nơi ở, làm việc và thủ tục tạm trú phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Cơ quan, địa phương tiếp nhận hỗ trợ có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú, nơi ở và làm việc cho các cá nhân, tổ chức đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Mạng lưới thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai và nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai quy định thế nào?

Theo Điều 5, Điều 14 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai và nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, cụ thể như sau:

Điều 5. Mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai
1. Mạng thông tin công cộng phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai, bao gồm:
a) Mạng viễn thông cố định mặt đất, vệ tinh;
b) Mạng viễn thông di động mặt đất, vệ tinh;
c) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;
d) Mạng bưu chính công cộng.
2. Mạng thông tin chuyên dùng, bao gồm:
a) Đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
b) Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai; các xe ô tô chuyên dùng phục vụ thông tin phòng chống thiên tai;
c) Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh;
d) Mạng viễn thông dùng riêng, mạng bưu chính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác;
đ) Mạng thông tin cảnh báo sóng thần, kết hợp cảnh báo thiên tai khác;
e) Mạng lưới thông tin cảnh báo từ hệ thống quan trắc chuyên dùng.
3. Thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Điện thoại cố định, di động, vệ tinh;
b) Máy tính;
c) Máy fax;
d) Thiết bị phát thanh;
đ) Thiết bị truyền hình;
e) Thiết bị quan trắc tự động truyền tin;
g) Mạng thông tin công cộng, thiết bị quan trắc giám sát chuyên dùng tự động truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;
h) Phương tiện, dụng cụ thông tin khác.
4. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống thiên tai, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp lập kế hoạch xây dựng và mua sắm trang thiết bị thông tin; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức xây dựng, mua sắm, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
...
Điều 14. Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai
1. Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.
2. Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
3. Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.
4. Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
629 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào