Trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy, mục tiêu để tăng cường và nâng cao hiệu quả hiện nay là gì?
- Mục tiêu để tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy hiện nay là gì?
- Trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy thì ai có vai trò chỉ đạo chính, là nòng cốt quan trọng?
- Một số nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện như thế nào để tăng cường thúc đẩy công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy?
Mục tiêu để tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy hiện nay là gì?
Căn cứ tại Mục 1 Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019 có quy định về mục tiêu tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy như sau:
Mục tiêu
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy. Xóa bỏ triệt để các tổ chức, đường dây, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy ở trong nước. Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào trong nước, không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế. Không để tái trồng cây có chất ma túy; kiểm soát và quản lý chặt chẽ các loại tiền chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần. Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai, làm giảm số người nghiện ma túy mới. Quản lý chặt chẽ người nghiện ngoài xã hội, không để phát sinh tình hình phức tạp, góp phần xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
Trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy, Mục tiêu để tăng cường và nâng cao hiệu quả hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy thì ai có vai trò chỉ đạo chính, là nòng cốt quan trọng?
Tại Mục 2 Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019 quy định thì:
Quan điểm chỉ đạo
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, sự quản lý thống nhất của chính quyền các cấp, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Trong đó, lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
- Phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, quyết tâm rất cao và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy. Coi trọng công tác cai nghiện tập trung và quản lý người nghiện ngoài xã hội không để gây ra các vụ phạm tội.
- Đầu tư cho công tác phòng, chống ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Củng cố lực lượng chuyên trách đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.
- Tội phạm và tệ nạn ma túy là vấn đề mang tính toàn cầu, do đó các chính sách phòng, chống ma túy phải đặt trong bối cảnh chung của khu vực và trên thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp hành động chung để giải quyết vấn đề ma túy; thực hiện nhất quán quan điểm không hợp
Như vậy, từ quan điểm chỉ đạo nêu trên có thể thấy rằng lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy.
Phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, quyết tâm rất cao và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội.
Một số nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện như thế nào để tăng cường thúc đẩy công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy?
Theo Mục 3 Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019 quy định về các nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, trước hết là người đứng đầu phải nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy.
Hằng năm phải có chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo; định kỳ hàng tháng hoặc hằng quý, nghe báo cáo và cho ý kiến cụ thể về thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma túy.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình ma túy tại địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.
Lấy hiệu quả của công tác phòng chống ma túy trên địa bàn được giao phụ trách là một chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng các địa phương hàng năm.
- Mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong phòng, chống ma túy; có trách nhiệm tuyên truyền, vận động gia đình, người thân và nhân dân nơi cư trú thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy.
- Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, cảnh báo toàn xã hội, nhất là thanh thiếu niên về hiểm họa ma túy. Tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng chống ma túy tại địa bàn cơ sở. Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia phòng chống ma túy.
- Thứ ba, tăng cường các nguồn lực cho công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy. Tập trung củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách làm công tác phòng chống ma túy từ Trung ương tới cơ sở, bảo đảm đủ khả năng, điều kiện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ.
Hằng năm tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế, huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân, bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
- Thứ tư, tăng cường, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng chống và kiểm soát ma túy, trước hết là với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế.
Thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế trong phòng chống ma túy mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; phối hợp giữ vững lập trường chung của các nước ASEAN đối với vấn đề ma túy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?