Trong cơ sở giáo dục mầm non thì bảo đảm môi trường giáo dục an toàn được pháp luật quy định như thế nào?
- Môi trường giáo dục an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non được hiểu như thế nào?
- Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định như thế nào?
- Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục mầm non để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn
Môi trường giáo dục an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môi trường giáo dục an toàn là môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong đó trẻ em được bảo vệ, được đối xử công bằng, nhân ái; không bị bạo hành, xâm hại; môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe tâm thần; trẻ em được dễ dàng tiếp cận với môi trường xung quanh, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của bản thân.
Như vậy môi trường giáo dục an toàn trong cở sở giáo dục mầm non được hiểu là môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong đó trẻ em được bảo vệ, được đối xử công bằng, nhân ái; không bị bạo hành, xâm hại.
Môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe tâm thần; trẻ em được dễ dàng tiếp cận với môi trường xung quanh, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của bản thân.
Cơ sở giáo dục mầm non (Hình từ Internet)
Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn
1. Xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em. Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại phụ lục Thông tư này.
2. Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.
3. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non.
4. Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
5. Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định; đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy bảo đảm môi trường giáo dục an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định như trên.
Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục mầm non để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1. Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em; phòng chống đuối nước; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra đối với trẻ em như: xử trí tai nạn thương tích; kỹ năng sơ cấp cứu; thảm họa thiên tai; dịch bệnh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
3. Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, phổ biến pháp luật có liên quan về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
4. Phổ biến các quy định liên quan đến công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh và phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em tại các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề của cơ sở giáo dục mầm non.
5. Trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn giáo viên kiến thức, kỹ năng để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?