Trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ngoài các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm còn có những nội dung chủ yếu nào?
- Cơ quan sử dụng tài sản nhà nước có phải thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không?
- Trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ngoài các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm còn có những nội dung chủ yếu nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất là bao nhiêu ngày?
- Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ?
Cơ quan sử dụng tài sản nhà nước có phải thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không?
Cơ quan sử dụng tài sản nhà nước có phải thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 11 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng hàng năm và dài hạn, bao gồm:
1. Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.
2. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương.
3. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, vốn, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong khu vực nhà nước.
Như vậy, cơ quan có sử dụng tài sản nhà nước phải thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ngoài các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm còn có những nội dung chủ yếu nào? (Hình từ internet)
Trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ngoài các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm còn có những nội dung chủ yếu nào?
Trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ngoài các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm còn có những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 12 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Nội dung Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có các nội dung chủ yếu sau:
1. Các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí, trong đó có mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
3. Biện pháp bảo đảm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đề ra.
4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Như vậy, trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ngoài các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm còn có những nội dung chủ yếu như sau:
- Mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí, trong đó có mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
- Biện pháp bảo đảm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đề ra.
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất là bao nhiêu ngày?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 13 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm xây dựng, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thông qua.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ?
Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định tại Điều 14 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
...
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xử lý theo thẩm quyền đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thực hiện đúng quy định về xây dựng, ban hành và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân xác định theo phương thức nào? Quỹ được xếp loại A khi nào?
- Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được quy định thế nào?
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu thế nào?
- Hồ sơ kê khai trực tuyến khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không còn hiệu lực khi nào?