Trong các trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh bị buộc thôi làm Hòa giải viên?
Trong các trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh bị buộc thôi làm Hòa giải viên?
Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên như sau:
Xử lý vi phạm
1. Hòa giải viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân. Hòa giải viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
2. Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
b) Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
...
Căn cứ trên quy định Hòa giải viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nếu Hòa giải viên có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân. Hòa giải viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
- Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
Quy trình buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh được được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên như sau:
Xử lý vi phạm
...
3. Quy trình buộc thôi làm Hòa giải viên
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc buộc thôi làm Hòa giải viên.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết buộc thôi làm Hòa giải viên.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Hòa giải viên và Tòa án nơi họ làm việc, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc; xóa tên trong danh sách Hòa giải viên theo quy định. Đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.
...
Theo đó, quy trình buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh được được thực hiện như trên.
Trong các trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh bị buộc thôi làm Hòa giải viên? (Hình từ Internet)
Mẫu Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh mới nhất hiện nay thế nào?
Theo khoản 6 Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định như sau:
Ban hành các văn bản, biểu mẫu
Ban hành kèm theo Thông tư này các văn bản, biểu mẫu sau đây:
1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 01);
2. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 02);
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 03);
4. Tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 04);
5. Quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 05);
6. Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 06);
7. Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 07)
8. Thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 08);
9. Tờ khai đề nghị cấp thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 09);
10. Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Hòa giải viên (Mẫu số 10);
11. Đơn đề nghị bổ nhiệm (Mẫu số 11);
12. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại (Mẫu số 12);
13. Sơ lược lý lịch (Mẫu số 13);
14. Biên bản họp Hội đồng tư vấn (Mẫu số 14);
15. Nghị quyết lựa chọn, bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm hoặc xử lý vi phạm Hòa giải viên (Mẫu số 15);
16. Danh sách trích ngang đề nghị bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 16a, Mẫu số 16b, Mẫu số 16c);
17. Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của Hòa giải viên (Mẫu số 17);
18. Đánh giá nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ (Mẫu số 18).
Như vậy, Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC.
Tải về mẫu Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh mới nhất hiện nay: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?