Trong các loại dịch vụ du lịch khác có bao gồm dịch vụ ăn uống hay không? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào?

Cho hỏi rằng trong các loại dịch vụ du lịch khác có bao gồm dịch vụ ăn uống hay không? Bên cạnh đó thì nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào? Căn cứ pháp lý nằm ở Luật nào vậy, - câu hỏi của Tuấn Anh (Tây Ninh).

Trong các loại dịch vụ du lịch khác có bao gồm dịch vụ ăn uống hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Du lịch 2017 như sau:

Các loại dịch vụ du lịch khác
1. Dịch vụ ăn uống.
2. Dịch vụ mua sắm.
3. Dịch vụ thể thao.
4. Dịch vụ vui chơi, giải trí.
5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
6. Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Theo đó, các loại dịch vụ du lịch khác bao gồm:

(1) Dịch vụ ăn uống.

(2) Dịch vụ mua sắm.

(3) Dịch vụ thể thao.

(4) Dịch vụ vui chơi, giải trí.

(5) Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

(6) Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Như vậy dịch vụ ăn uống sẽ được xếp vào một trong những loại dịch vụ du lịch khác.

Dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch (Hình từ Internet)

Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Du lịch 2017 như sau:

Phát triển các loại dịch vụ du lịch khác
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Đầu tư, xây dựng các chuỗi nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực, lễ hội ẩm thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, tiếp thu tinh hoa ẩm thực thế giới;
2. Đầu tư, xây dựng các khu phố mua sắm, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ trong nước, cửa hàng miễn thuế; tổ chức các chương trình khuyến mại hằng năm;
3. Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch gắn với thể thao trên cơ sở tài nguyên du lịch và lợi thế về địa hình của Việt Nam; tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách du lịch;
4. Xây dựng và tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại; kết nối hệ thống bảo tàng, nhà hát với hoạt động du lịch; khai thác trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm giải trí;
5. Cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại;
6. Cung cấp các dịch vụ có liên quan khác theo nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác thông qua các hoạt động sau:

(1) Đầu tư, xây dựng các chuỗi nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực, lễ hội ẩm thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, tiếp thu tinh hoa ẩm thực thế giới;

(2) Đầu tư, xây dựng các khu phố mua sắm, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ trong nước, cửa hàng miễn thuế; tổ chức các chương trình khuyến mại hằng năm;

(3) Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch gắn với thể thao trên cơ sở tài nguyên du lịch và lợi thế về địa hình của Việt Nam; tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách du lịch;

(4). Xây dựng và tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại; kết nối hệ thống bảo tàng, nhà hát với hoạt động du lịch; khai thác trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm giải trí;

(5) Cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại;

(6) Cung cấp các dịch vụ có liên quan khác theo nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ăn uống muốn được công nhận đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch thì hồ sơ chuẩn bị cần những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Du lịch 2017 như sau:

Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
5. Quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác có nhu cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ăn uống muốn được công nhận đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch thì hồ sơ chuẩn bị cần

(1) Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

(Mẫu đơn đề nghị tham khảo Mẫu số 10: Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL) Tải về.

(2) Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Dịch vụ du lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động du lịch tại địa phương dịp lễ 30/4, 01/5 sẽ tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát giá dịch vụ du lịch đúng không?
Pháp luật
Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững như thế nào?
Pháp luật
Trong các loại dịch vụ du lịch khác có bao gồm dịch vụ ăn uống hay không? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như thế nào?
Pháp luật
Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có bán vé là mẫu nào?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác không đáp ứng tiêu chuẩn về nhân viên bị xử lý hành chính thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ du lịch giải trí trong rừng đặc dụng phải đáp ứng các điều kiện nào để thuê môi trường rừng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ du lịch
1,363 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ du lịch
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào