Trong các hình thức chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao công nghệ có bao nhiêu trường hợp? Những trường hợp đó là gì?
- Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ có phải là chuyển giao công nghệ hay không?
- Trong các hình thức chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao công nghệ có bao nhiêu trường hợp? Những trường hợp đó là gì?
- Ngoài chuyển giao tài liệu về công nghệ thì còn những phương thức chuyển giao công nghệ nào khác nữa hay không?
- Trong quyền chuyển giao công nghệ thì cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển quyền sử dụng công nghệ cho cá nhân khác khi nào?
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ có phải là chuyển giao công nghệ hay không?
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ có phải là chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Công nghệ sạch là công nghệ phát thải ở mức thấp chất gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng ít tài nguyên không tái tạo hơn so với công nghệ hiện có.
6. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
8. Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
9. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
10. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
...
Theo quy định của pháp luật thì chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ
- Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Như vậy, chuyển nhượng quyền sở hữu cùng được xem là chuyển giao công nghệ.
Trong các hình thức chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao công nghệ có bao nhiêu trường hợp? Những trường hợp đó là gì? (Hình từ internet)
Trong các hình thức chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao công nghệ có bao nhiêu trường hợp? Những trường hợp đó là gì?
Trong hình thức chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao công nghệ có bao nhiêu trường hợp được quy định tại Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
Hình thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về hình thức chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao sẽ bao gồm 5 trường hợp như sau:
- Dự án đầu tư;
- Góp vốn bằng công nghệ;
- Nhượng quyền thương mại;
- Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
- Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
Ngoài chuyển giao tài liệu về công nghệ thì còn những phương thức chuyển giao công nghệ nào khác nữa hay không?
Ngoài chuyển giao tài liệu về công nghệ thì còn những phương thức chuyển giao công nghệ nào khác được quy định tại Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
Phương thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
4. Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
5. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về phương thức chuyển giao công nghệ thì ngoài chuyển giao tài liệu về công nghệ thì còn những phương thức chuyển giao công nghệ như sau:
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ theo quy định.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Trong quyền chuyển giao công nghệ thì cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển quyền sử dụng công nghệ cho cá nhân khác khi nào?
Trong quyền chuyển giao công nghệ thì cá nhân có quyền sử dụng công nghệ có được chuyển quyền sự dụng công nghệ cho cá nhân khác được quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
Quyền chuyển giao công nghệ
1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
3. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
a) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
b) Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền chuyển giao công nghệ thì cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho cá nhân khác khi có được sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?