Trong bộ máy hành chính nhà nước thì người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội là ai? Công dân có được dự thính tại phiên họp Quốc hội hay không?
Trong bộ máy hành chính người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội là ai?
Căn cứ khoản 1 và 2, Điều 93 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội là:
“1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
2. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.”
Như vậy, bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập thì đều không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Và đại diện của một số cơ quan nhà nước khác có thể được mới tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
Kỳ họp Quốc hội
Công dân có quyền tham gia phiên họp tại kỳ họp Quốc hội hay không?
Căn cứ khoản 3, Điều 93 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“3. Công dân có thể được vào dự thính tại các phiên họp công khai của Quốc hội.”
Như vậy, thì có thể thấy rằng việc công dân có quyền tham gia phiên họp tại các kỳ họp Quốc hội nhưng chỉ được tham gia với tư cách là dự thính thôi chứ không có những quyền gì khác.
Hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội ra sao?
Căn cứ Điều 94 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Các phiên họp toàn thể của Quốc hội.
2. Các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.
3. Các phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung trong chương trình kỳ họp thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
4. Các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.
5. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội mời Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể, phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý bằng văn bản của đại biểu Quốc hội có giá trị như nhau và được tập hợp, tổng hợp đầy đủ để báo cáo Quốc hội.”
Như vậy, bạn có thể thấy rằng trong bộ máy hành chính thì các hình thức làm việc tại kỳ họp của Quốc hội cũng tùy thuộc vào các phiên họp khác nhau như: Có phiên họp toàn thể của Quốc hội, Các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các vấn đề. Các phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức thảo luận. Trong các trường hợp cần thiết đối với những vấn đề cần trao đổi thì trình Quốc hội xem xét, quyết định. Và tất cả các ý kiến phát biểu kể cả bằng văn bản cũng sẽ được tổng hợp đầy đủ đề báo cáo Quốc hội.
Trách nhiệm chủ tọa các phiên họp Quốc hội như thế nào?
Căn cứ Điều 95 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thực hiện nội dung chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
2. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa các phiên họp của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.”
Như vậy, bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính nhà nước khi có các phiên họp Quốc hội thì chủ tọa sẽ là Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc hội sẽ là người điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa các phiên họp của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch khóa mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ chi tiết?
- Cổ đông phổ thông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần trong phạm vi nào?
- Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân 2025? Kịch bản chương trình gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long chính thức? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long?
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?