Trong bộ máy hành chính nhà nước thì Hội đồng dân tộc có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Ủy ban đối ngoại, Ủy ban quốc phòng và an ninh sẽ có những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc ra sao?
Căn cứ Điều 69 Luật tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ.
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan đến công tác dân tộc.
5. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Hội đồng dân tộc phụ trách.
6. Kiến nghị các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và về những vấn đề khác có liên quan đến công tác dân tộc”
Như vậy, bạn cũng hình dung được rằng trong bộ máy hành chính thì nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng dân tộc trong bộ máy hành chính nhà nước sẽ thực hiện các nhiệm vụ liệt kê sơ bộ như sau: Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc, tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ, giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh...
Hội đồng dân tộc
Trong bộ máy hành chính nhà nước nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban đối ngoại?
Căn cứ Điều 78 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực đối ngoại của Nhà nước và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Chủ trì thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội; thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại; thẩm tra đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực đối ngoại; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước; giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; giám sát hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại của các ngành và địa phương; giám sát việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
5. Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội.
6. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách; kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, các tổ chức quốc tế khác, về việc ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, về chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam.”
Như vậy, bạn hiểu khái quát rằng trong bộ máy hành chính nhà nước thì nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại chủ yếu về các vấn đề nước ngoài ví dụ như: Thẩm tra dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực đối ngoại, Chủ trì thẩm tra điều ước quốc tế; Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước... và một số các hoạt động cụ thể khác nêu trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban quốc phòng và an ninh?
Căn cứ Điều 74 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
4. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Như vậy, bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính thì nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban quốc phòng và an ninh cũng vậy sẽ thực hiện các vấn đề như thẩm tra dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực an ninh và quốc phòng; Giám sát hoạt động của chính phủ; Kiến nghị các vấn đề liên quan đến quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 31 tháng 1 là mùng mấy tết? Ngày 31 tháng 1 thứ mấy? Ngày 31 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Xem phim 18+, xem phim XXX, chia sẻ link 18+, link quay lén, lộ clip 18+, người xem, người chia sẻ có bị phạt không?
- Giám định xây dựng có bao gồm giám định chất lượng khảo sát xây dựng không? Trách nhiệm chi trả chi phí giám định xây dựng?
- Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng thì có được xét tặng Huy hiệu Đảng không? Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng?
- Thời hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức cấp lại được xác định như thế nào theo Nghị định 175?