Trong báo cáo định kỳ thuộc phạm quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng có thể bỏ qua nội dung hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo hay không?
- Báo cáo định kỳ hằng năm gửi Bộ Quốc phòng phải được chốt số liệu tính từ thời điểm nào tới hết thời điểm nào?
- Có thể gửi báo định kỳ hằng năm về Bộ Quốc phòng thông qua những phương thức nào?
- Trong báo cáo định kỳ thuộc phạm quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng có thể bỏ qua nội dung hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo hay không?
Báo cáo định kỳ hằng năm gửi Bộ Quốc phòng phải được chốt số liệu tính từ thời điểm nào tới hết thời điểm nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 58/2020/TT-BQP quy định về thời điểm chốt số liệu cho báo cáo định kỳ thuộc phạm quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng như sau:
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ
1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Đối với các báo cáo định kỳ khác (nếu có) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo định kỳ quy định.
Theo quy định trên, thì các cơ quan nhà nước thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo định kỳ năm gửi về Bộ Quốc phòng cần chốt số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Trong báo cáo định kỳ thuộc phạm quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng có thể bỏ qua nội dung hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo hay không? (Hình từ Internet)
Có thể gửi báo định kỳ hằng năm về Bộ Quốc phòng thông qua những phương thức nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BQP quy định về phương thức gửi báo cáo như sau:
Nội dung chế độ báo cáo, hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo định kỳ
1. Nội dung chế độ báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
2. Hình thức báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử do người có thẩm quyền ký, đóng dấu theo quy định.
3. Báo cáo định kỳ được gửi bằng một trong các phương thức sau: Gửi trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính (hoặc quân bưu); Fax; hệ thống thư điện tử; hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng. Nếu có hệ thống phần mềm thông tin báo cáo thì thực hiện gửi báo cáo trên hệ thống phần mềm, sử dụng chữ ký số theo quy định và không gửi bản giấy. Trường hợp hệ thống phần mềm xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc sự kiện bất khả kháng thì gửi văn bản giấy.
Theo đó, có thể gửi báo cáo định kỳ hằng năm về Bộ Quốc phòng bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính (hoặc quân bưu);
- Fax;
- Hệ thống thư điện tử;
- Hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng.
Trong báo cáo định kỳ thuộc phạm quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng có thể bỏ qua nội dung hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BQP quy định về nội dung chế báo cáo định kỳ như sau:
Nội dung chế độ báo cáo, hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo định kỳ
1. Nội dung chế độ báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
...
Dẫn chiếu Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về nội dung chế độ báo cáo như sau:
Nội dung chế độ báo cáo
Nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần sau:
1. Tên báo cáo;
2. Nội dung yêu cầu báo cáo;
3. Đối tượng thực hiện báo cáo;
4. Cơ quan nhận báo cáo;
5. Phương thức gửi, nhận báo cáo;
6. Thời hạn gửi báo cáo;
7. Tần suất thực hiện báo cáo;
8. Thời gian chốt số liệu báo cáo;
9. Mẫu đề cương báo cáo;
10. Biểu mẫu số liệu báo cáo;
11. Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Khi lập báo cáo định kỳ gửi Bộ Quốc phòng, các cơ quan nhà nước cần đảm bảo báo cáo thể hiện được những nội dung theo quy định nêu trên, trong đó bao gồm cả nội dung hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BQP có quy định như sau:
Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ
...
2. Chế độ báo cáo định kỳ được ban hành phải bao gồm tối thiểu nội dung thành phần quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 7, đồng thời đáp ứng các yêu cầu tương ứng quy định tại Điều 8 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây viết gọn là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP) và các quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Theo đó, pháp luật quy định chế độ báo cáo định kỳ được ban hành phải đảm bảo những nội dung tối thiểu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
Như vậy, có thể hiểu là trong nội dung báo cáo định kỳ gửi cho Bộ Quốc phòng có thể bỏ qua nội dung về biểu mẫu số liệu báo cáo và hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện báo cáo định kỳ chính xác nhất thì cần liên hệ với Bộ để nẵm rõ thông tin hơn hoặc làm theo chính xác hướng dẫn của Văn phòng Bộ Quốc phòng về việc lập báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 3? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Mẫu Kế hoạch trao Huy hiệu Đảng? Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng?
- Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ 2025 theo Thông tư 06/2025/TT-BCA?
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Lịch nghỉ Tết bưu điện 2025? Bưu điện làm việc đến bao nhiêu Tết 2025? Bưu điện làm lại vào mùng mấy Tết?