Trộm cắp tài sản vào năm 2006 và đã chấp hành xong bản án vào năm 2010 (ở tù 4 năm), vậy giờ có được xóa án tích không?
Trộm cắp tài sản vào năm 2006 và đã chấp hành xong bản án vào năm 2010 (ở tù 4 năm), vậy giờ có được xóa án tích không?
Tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc đương nhiên được xóa án tích như sau:
- Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
- Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì xác định cháu anh/chị sẽ được xóa án tích.
Xóa án tích
Phiếu lý lịch tư pháp có ghi nhận án tích của cá nhân không?
Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Đã được xóa án tích thì trong phiếu lý lịch tư pháp số 1 phần án tích ghi như thế nào về nội dung này?
Tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1, như sau:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
- Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Bên cạnh đó, Điều 14 Thông tư 13/2011/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BTP) cũng quy định về cách ghi phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Đối với người không bị kết án, người đã bị kết án nhưng được xóa án tích, người được đại xá thì ghi “Không có án tích”; trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
- Đối với người đã bị kết án mà chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “Có án tích” và ghi rõ nội dung bản án vào các ô, cột trong Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích và án tích đó được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì cập nhật án tích đó vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1, cụ thể như sau:
Nội dung cập nhật vào cột “số bản án, ngày tháng năm, Tòa án đã tuyên” được cập nhật theo thông tin của bản án hình sự phúc thẩm.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm thì cập nhật thông tin về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung trong bản án hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm sửa các nội dung về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung của bản án hình sự sơ thẩm thì cập nhật nội dung về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung đã được sửa theo bản án phúc thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm chỉ sửa một trong các nội dung về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung của bản án hình sự sơ thẩm thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cập nhật nội dung đã sửa theo bản án hình sự phúc thẩm và nội dung được giữ nguyên của bản án hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Như vậy, đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích".
Tải về mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?