Trở thành viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin thì học ngành gì? Có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin?

Cho tôi hỏi hiện nay muốn trở thành viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin thì học các ngành gì? Có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin? Các viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp thế nào? Câu hỏi của anh Phương (Bình Phước).

Trở thành viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin thì học ngành gì?

Căn cứ theo Mục 2 Chương II Thông tư 08/2022/TT-BTTTT quy định để trở thành viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin thì cần có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học trở lên (tùy thuộc vào các chức danh) của các ngành đào tạo về công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin.

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Các ngành đào tạo về công nghệ thông tin, bao gồm: Sư phạm tin học, toán ứng dụng, toán tin, đảm bảo toán học cho máy tính và hệ thống tính toán, điện tử và tin học, công nghệ truyền thông và các ngành thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin bao gồm: Điện tử - Viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Hệ thống thông tin quản lý; Kỹ thuật điện tử - viễn thông; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Cơ sở toán học cho tin học.

Theo đó thì các ngành đào tạo về công nghệ thông tin gồm có:

- Sư phạm tin học;

- Toán ứng dụng;

- Toán tin;

- Đảm bảo toán học cho máy tính và hệ thống tính toán;

- Điện tử và tin học;

- Công nghệ truyền thông;

- Các ngành thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Và các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin gồm:

Điện tử - Viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Hệ thống thông tin quản lý; Kỹ thuật điện tử - viễn thông; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Cơ sở toán học cho tin học.

chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin

Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT quy định như sau:

Mã số các chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin, bao gồm:
a) An toàn thông tin hạng I - Mã số V.11.05.09
b) An toàn thông tin hạng II - Mã số V.11.05.10
c) An toàn thông tin hạng III- Mã số V.11.05.11
d) An toàn thông tin hạng IV- Mã số V.11.05.12
2. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, bao gồm:
a) Công nghệ thông tin hạng I - Mã số V. 11.06.12
b) Công nghệ thông tin hạng II - Mã số V. 11.06.13
c) Công nghệ thông tin hạng III- Mã số V. 11.06.14
d) Công nghệ thông tin hạng IV- Mã số V. 11.06.15

Theo đó có 04 chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, cụ thể là:

- Công nghệ thông tin hạng I - Mã số V. 11.06.12;

- Công nghệ thông tin hạng II - Mã số V. 11.06.13;

- Công nghệ thông tin hạng III- Mã số V. 11.06.14;

- Công nghệ thông tin hạng IV- Mã số V. 11.06.15.

Các viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT có quy định viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:

- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.

- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

- Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

- Tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; đảm bảo an toàn, bí mật thông tin và an ninh, quốc phòng.

Công nghệ thông tin TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Pháp luật
Đối tượng áp dụng Luật Công nghệ thông tin? Hướng dẫn nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin?
Pháp luật
Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo quy định pháp luật công nghệ thông tin?
Pháp luật
Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì? Có khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực này?
Pháp luật
Số hóa là gì? Quyền số hóa thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin?
Pháp luật
Khoảng cách số là gì? Trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thu hẹp khoảng cách số gồm những gì?
Pháp luật
Phần cứng là gì? Công nghiệp phần cứng là công nghiệp sản xuất sản phẩm nào? Hoạt động công nghiệp phần cứng?
Pháp luật
Mã nguồn là gì? Sao chép và sử dụng mã nguồn phần mềm phải lưu ý điều gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Thiết bị số là gì? Cho ví dụ về thiết bị số? Không được cài đặt phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác để thực hiện hành vi nào?
Pháp luật
Ứng dụng công nghệ thông tin là gì? Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin?
Pháp luật
Phát triển công nghệ thông tin là gì? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghệ thông tin
5,551 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghệ thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghệ thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào