Trò chơi điện tử trên mạng (trò chơi internet) là gì? Có bao nhiêu loại trò chơi điện tử trên mạng?
- Trò chơi điện tử trên mạng (trò chơi internet) là gì? Có bao nhiêu loại trò chơi điện tử trên mạng?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trong việc phân loại trò chơi theo độ tuổi được quy định thế nào?
- Ai có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử điều chỉnh lại việc phân loại trò chơi theo độ tuổi?
Trò chơi điện tử trên mạng (trò chơi internet) là gì? Có bao nhiêu loại trò chơi điện tử trên mạng?
Trò chơi điện tử trên mạng (hay trò chơi internet) là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử như màn hình, tay cầm điều khiển, loa,... để tạo ra một hệ thống tương tác và kết nối với nhau để người dùng trải nghiệm.
Trò chơi video hiện nay không chỉ gói gọn trong màn hình máy vi tính hay máy chơi game cầm tay, mà chúng còn phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng Android và IOS.
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, khoản 1 Điều 31a Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
(1) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1).
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2).
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3).
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
(2) Trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau:
- Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.
- Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
- Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Trò chơi điện tử trên mạng (trò chơi internet) (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trong việc phân loại trò chơi theo độ tuổi được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều Điều 31a Nghị định 72/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP, trong việc phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có những trách nhiệm sau:
- Tự phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi theo quy định.
- Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi trong hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi điện tử G1, trong hồ sơ thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3 và G4. Việc phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định của trò chơi điện tử G1.
- Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí phía trên, góc bên trái của khung quảng cáo và màn hình thiết bị trong khi người chơi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử.
Ai có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử điều chỉnh lại việc phân loại trò chơi theo độ tuổi?
Cơ quan có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử điều chỉnh lại việc phân loại trò chơi theo độ tuổi được quy định tại khoản 3 Điều 31a Nghị định 72/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP như sau:
Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
...
3. Khi có sở cứ kết luận việc phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi của doanh nghiệp đối với các trò chơi điện tử G2, G3, G4 không phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản yêu cầu doanh nghiệp Điều chỉnh lại việc phân loại trong thời gian 10 ngày làm việc.
Trường hợp doanh nghiệp không Điều chỉnh kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản yêu cầu doanh nghiệp dừng cung cấp dịch vụ đối với trò chơi đó và thực hiện các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản nêu trên được ban hành mà doanh nghiệp không dừng phát hành theo yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử điều chỉnh lại việc phân loại trò chơi theo độ tuổi khi có sở cứ kết luận việc phân loại đối với các trò chơi điện tử G2, G3, G4 không phù hợp quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?