Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm những khoản chi trả nào?
- Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm những khoản chi trả nào?
- Cơ quan nào có quyền quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
- Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện thế nào?
Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm những khoản chi trả nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 16/2006/NĐ-CP về trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe như sau:
Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe
Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2. Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại do bị thương, thiệt hại về sức khỏe bị mất, giảm sút, không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trợ cấp.
Theo quy định trên, trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Và trong trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại do bị thương, thiệt hại về sức khỏe bị mất, giảm sút, không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trợ cấp.
Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
Theo Điều 12 Nghị định 16/2006/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe như sau:
Thẩm quyền quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp đối với người bị thiệt hại về sức khoẻ do cơ quan mình quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây ra thiệt hại để xem xét, quyết định việc trợ cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp người bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Người bị thiệt hại về sức khoẻ được người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này xem xét, quyết định trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
4. Trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe mất khả năng lao động thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thực hiện hình thức trợ cấp thường xuyên. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này.
Theo đó, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp đối với người bị thiệt hại về sức khoẻ do cơ quan mình quản lý.
Và trong hợp người bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 16/2006/NĐ-CP quy định về thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe, người bị thiệt hại về tính mạng như sau:
Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ, người bị thiệt hại về tính mạng
1. Người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình của người thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi mình cư trú, đề nghị được trợ cấp. Đơn cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng, kèm theo giấy tờ, hóa đơn chứng từ xác nhận các chi phí, giấy tờ chứng tử trong trường hợp chết và các giấy tờ liên quan khác để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định trợ cấp. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết trợ cấp thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, hoặc tự mình thu thập, bổ sung.
2. Khi nhận được đề nghị trực tiếp hoặc đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do cơ quan mình trực tiếp quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý người bị thiệt hại về sức khỏe để xem xét, quyết định việc trợ cấp;
...
Như vậy, thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 15 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?