Trình tự xử lý kỷ luật lao động nhân viên thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện như thế nào?
- Xử lý kỷ luật lao động với nhân viên thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng những hình thức kỷ luật nào?
- Quỹ tín dụng nhân dân không được xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên thủ quỹ trong những trường hợp nào?
- Trình tự xử lý kỷ luật lao động nhân viên thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện như thế nào?
Xử lý kỷ luật lao động với nhân viên thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng những hình thức kỷ luật nào?
Xử lý kỷ luật nhân viên thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân: Việc xử lý kỷ luật đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH và phải căn cứ theo quy định cụ thể tại Nội quy lao động của đơn vị đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Theo đó, hành vi vi phạm và hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm là hình thức nào phải căn cứ theo Nội quy lao động để xác định và có 04 hình thức nêu trên.
Xử lý kỷ luật lao động (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân không được xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên thủ quỹ trong những trường hợp nào?
Quỹ tín dụng nhân dân không được xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên thủ quỹ trong những trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trình tự xử lý kỷ luật lao động nhân viên thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện như thế nào?
Trình tự xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, theo đó,
- Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
- Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?