Trình tự xem xét, ký ban hành thông tư do Bộ Xây dựng ban hành như thế nào? Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng ký ban hành cần những gì?
Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành thông tư cần những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Trình ký ban hành thông tư
1. Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng:
Đơn vị chủ trì trình 01 bộ hồ sơ để Bộ trưởng ký ban hành thông tư sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư;
b) Dự thảo thông tư đã được chỉnh lý sau khi thẩm định, có chữ ký của lãnh đạo đơn vị chủ trì ở cuối nội dung thông tư và các trang của Phụ lục (nếu có);
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo thông tư;
d) Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế kèm theo ý kiến của các đơn vị tham gia thẩm định (nếu có) và biên bản cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định (trong trường hợp thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định); báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
đ) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
...
Như vậy, đơn vị chủ trì trình 01 bộ hồ sơ để Bộ trưởng ký ban hành thông tư sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế. Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành gồm:
- Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư;
- Dự thảo thông tư đã được chỉnh lý sau khi thẩm định, có chữ ký của lãnh đạo đơn vị chủ trì ở cuối nội dung thông tư và các trang của Phụ lục (nếu có);
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo thông tư;
- Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế kèm theo ý kiến của các đơn vị tham gia thẩm định (nếu có) và biên bản cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định (trong trường hợp thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định); báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trình ký ban hành thông tư do Bộ Xây dựng ban hành (Hình từ Internet)
Trình tự xem xét, ký ban hành thông tư do Bộ Xây dựng ban hành như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định trình tự xem xét, ký ban hành thông tư như sau:
- Đơn vị chủ trì trình ký, báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng về dự thảo thông tư.
- Vụ Pháp chế ký đồng trình dự thảo thông tư (tại mục Ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế trong Phiếu trình văn bản) và chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo thẩm định đối với dự thảo thông tư;
- Đơn vị phối hợp soạn thảo (nếu có) ký đồng trình dự thảo thông tư (tại mục Ý kiến của đơn vị phối hợp trong Phiếu trình văn bản) và chịu trách nhiệm về nội dung có liên quan trong văn bản thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
- Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ trình ký ban hành văn bản chưa đầy đủ theo quy định, Văn phòng Bộ đề nghị đơn vị chủ trì hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ trước khi trình Bộ trưởng.
- Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành:
+ Trước khi phát hành, thủ trưởng đơn vị chủ trì phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung, tính khả thi của văn bản; ký vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) và các trang của phụ lục (nếu có);
+ Chánh Văn phòng Bộ giúp Bộ trưởng kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản và phải ký vào vị trí cuối cùng ở phần “Nơi nhận”.
+ Bộ trưởng ký ban hành thông tư hoặc phân công Thứ trưởng phụ trách ký ban hành thông tư.
Trường hợp ban hành thông tư dưới dạng văn bản điện tử có ký số thì quy trình trình ký ban hành được thực hiện theo lộ trình, quy chế quản lý văn bản đi, đến điện tử của Bộ Xây dựng.
Ai có trách nhiệm phát hành thông tư do Bộ Xây dựng ban hành?
Căn cứ theo Điều 36 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm phát hành thông tư
Sau khi thông tư được Bộ trưởng ký ban hành hoặc phân công Thứ trưởng phụ trách ký ban hành, Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được xác định ở phần "Nơi nhận" của văn bản.
Theo đó, sau khi thông tư được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành hoặc phân công Thứ trưởng phụ trách ký ban hành, Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được xác định ở phần "Nơi nhận" của văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?