Trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?

Cho anh hỏi, trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào? Trách nhiệm trong tổ chức triển khai phong trào thi đua ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào? Câu hỏi của anh N.L (Đồng Nai).

Trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?

Theo Thông tư 10/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) thì không còn quy định về trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua xác định rõ: mục đích, yêu cầu; phạm vi, đối tượng, tên phong trào và thời gian thực hiện; nội dung thi đua, các chỉ tiêu thi đua, tổ chức khối thi đua (nếu có) và biện pháp tổ chức thực hiện khả thi, phù hợp với thực tiễn.

- Phát động thi đua được tổ chức sâu rộng bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả tạo được sự hưởng ứng phong trào thi đua của các đối tượng liên quan.

-Tổ chức thực hiện: tuyên truyền, khuyến khích, thu hút đông đảo cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia phong trào thi đua.

Đối với phong trào thi đua có phạm vi rộng có thể tổ chức chỉ đạo điểm nhằm rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng; kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, Điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết: đánh giá kết quả thực hiện, lựa chọn khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua.

Phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)

Trách nhiệm trong tổ chức triển khai phong trào thi đua ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 10/2023/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, thuộc, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích và quyết định khen thưởng theo thẩm quyền.

- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan

+ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong kê khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng;

+ Áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong kê khai, báo cáo thành tích, quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị truyền thông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Trước đây, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức triển khai phong trào thi đua được quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động hưởng ứng các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phát động các phong trào thi đua của ngành. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng phát động, tổ chức, thực hiện các phong trào thi đua trong ngành NN và PTNT.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành có trách nhiệm phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua và sơ kết, tổng kết phong trào thi đua thuộc đơn vị mình; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng và đoàn thể đồng cấp trong ngành NN và PTNT tổ chức, triển khai phong trào thi đua.

- Trưởng khối thi đua có trách nhiệm chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện phong trào thi đua, tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong khối.

- Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phát hiện, cổ vũ, phổ biến, nêu gương, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua; tham gia đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Khối thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những hoạt động gì?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2023/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các khối thi đua, gồm: khối thi đua các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; khối thi đua các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (theo quyết định riêng).

Như vậy, quy định hiện hành không có quy định cụ thể hoạt động trong khối thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà theo những quyết định riêng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển.

Trước đây, hoạt động của Khối thi đua được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

Khối thi đua
1. Tổ chức Khối thi đua
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các Khối thi đua thường xuyên hàng năm gồm: Khối thi đua các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Khối thi đua các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quyết định riêng của Bộ trưởng.
2. Hoạt động của Khối thi đua
a) Hội thảo, tọa đàm về thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý phù hợp với thực tiễn của từng Khối;
b) Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Khối;
c) Bầu Khối trưởng, Khối phó luân phiên hàng năm;
a) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của Khối trưởng
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung và các chỉ tiêu thi đua để ký kết giao ước thi đua; quy chế hoạt động của Khối; các tiêu chí, thang điểm để chấm điểm, bình bầu danh hiệu thi đua;
b) Tổ chức ký kết giao ước thi đua, phát động phong trào thi đua trong Khối; phối hợp tổ chức các hoạt động chung trong Khối;
c) Chủ trì chấm điểm thi đua, bình chọn, suy tôn đơn vị có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...

Theo quy định trên, hoạt động của Khối thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những hoạt động sau:

- Hội thảo, tọa đàm về thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý phù hợp với thực tiễn của từng Khối;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Khối;

- Bầu Khối trưởng, Khối phó luân phiên hàng năm;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.

Lưu ý: Thông tư này không áp dụng đối với công tác thi đua xét tặng Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam”, Danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông”.

Thi đua khen thưởng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Thi đua khen thưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc triển khai tổ chức thi đua được thực hiện bằng những hình thức nào? Theo những nội dung gì?
Pháp luật
Đề nghị xét tặng khen thưởng đối ngoại theo thủ tục đơn giản được không? Khen thưởng đối ngoại phải xin ý kiến của cơ quan nào?
Pháp luật
Cá nhân có thành tích đột xuất có nhận được Bằng khen của tỉnh không? Hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen gồm những gì?
Pháp luật
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc thi đua khen thưởng theo pháp luật hiện hành? Nếu có hành vi vi phạm thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Có thực hiện xét tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với cá nhân ngoài ngành BHXH hay không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản đối với cá nhân, tập thể trong Tòa án nhân dân gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao gồm có những tài liệu gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen trong ngành Xây dựng được quy định như thế nào tại Thông tư 01/2024-TT-BXD?
Pháp luật
Hội đồng thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng thi đua khen thưởng cơ sở gồm những ai?
Pháp luật
Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân từ 11/6/2024 thế nào? Có những loại hình khen thưởng nào trong Tòa án nhân dân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi đua khen thưởng
429 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi đua khen thưởng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào