Trình tự thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại bao gồm những bước nào theo quy định pháp luật?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 4 Mục A Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2005/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
...
4. Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
...
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp được miễn nhiệm theo nguyện vọng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm lại Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lại Thừa phát lại. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm lại. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định: TẢI VỀ
(2) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu;
(4) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp được miễn nhiệm theo nguyện vọng.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại bao gồm những bước nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 4 Mục A Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2005/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
...
4. Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
Trình tự thực hiện:
- Người đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự;
- Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại; nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm lại Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại, trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lại Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp được miễn nhiệm theo nguyện vọng.
...
Như vậy, theo quy định, trình tự thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Người đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự;
Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm lại Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại.
Trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;
Bước 3: Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Khoản phí thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Mục A Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2005/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
...
4. Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
...
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
Phí: 800.000đ/hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị;
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân khi yêu cầu thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại thì phải nộp khoản phí là 800.000đ/hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?