Trình tự, thủ tục, thời hạn xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Thời hạn xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp là bao lâu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
"a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;”
Theo đó, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp là 2 năm.
Đất lâm nghiệp
Hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
"Điều 14. Lấn, chiếm đất
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này."
Theo đó, hành vi lấn chiến đất lâm nghiệp là đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn tùy vào diện tích đất lấn chiếm sẽ có hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp được thực hiện như sau:
- Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Việc buộc chấm dứt được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Lập biên bản về vi phạm hành chính theo hướng dẫn tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được bổ sung bởi điểm d khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 1 tháng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt theo hướng dẫn tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Tổ chức Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định theo Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên mới nhất năm 2025? Cách xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên thế nào?
- Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học thông dụng nhất? Hồ sơ quản lý giáo dục bao gồm những gì?
- Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung gì? Bảo vệ Tổ quốc được quy định thế nào?
- Nghị định 73 2024 về tiền thưởng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào?
- Mẫu lịch trực Tết Nguyên đán? Lịch trực Tết Nguyên đán dành cho cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị?