Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế nào? Khu chợ biên giới gồm những kiểu chợ gì?
Khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc gồm những kiểu chợ gì?
Khu (điểm) chợ biên giới được quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2017/TT-BCT như sau:
Khu (điểm) chợ biên giới
1. Khu (điểm) chợ biên giới bao gồm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.
2. Người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua các cửa khẩu và lối mở biên giới.
Theo quy định trên, khu chợ biên giới đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc bao gồm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.
Khu chợ biên giới đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chủ trì tiến hành khảo sát địa điểm, đánh giá nhu cầu thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc?
Trình tự, thủ tục thiết lập khu (điểm) chợ biên giới được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2017/TT-BCT như sau:
Trình tự, thủ tục thiết lập khu (điểm) chợ biên giới
1. Sở Công Thương tỉnh biên giới chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan của tỉnh bao gồm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố biên giới thuộc tỉnh tiến hành khảo sát địa điểm, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo khảo sát, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc đề nghị tiến hành hội đàm hoặc cho ý kiến về việc cùng thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới tương ứng ở lãnh thổ hai bên.
3. Trên cơ sở hội đàm hoặc ý kiến bằng văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có văn bản gửi Bộ Công Thương về thiết lập khu (điểm) chợ biên giới, trong đó nêu rõ việc cùng thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới tương ứng ở lãnh thổ hai bên hoặc chỉ thiết lập khu (điểm) chợ biên giới trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, Bộ Công Thương xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành được gửi lấy ý kiến có văn bản trả lời.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến của các Bộ, ngành, Bộ Công Thương có ý kiến về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới ban hành Quyết định thiết lập khu (điểm) chợ biên giới; đồng thời có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc về việc thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới.
7. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về Danh sách các khu (điểm) chợ biên giới đang hoạt động và mới thiết lập.
Theo quy định trên, Sở Công Thương tỉnh biên giới chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan của tỉnh tiến hành khảo sát địa điểm, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
- Các Sở, ngành liên quan của tỉnh bao gồm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố biên giới thuộc tỉnh.
Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc như thế nào?
Trình tự, thủ tục thiết lập khu (điểm) chợ biên giới được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2017/TT-BCT như sau:
- Sở Công Thương tỉnh biên giới chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan của tỉnh tiến hành khảo sát địa điểm, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo khảo sát, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc đề nghị tiến hành hội đàm hoặc cho ý kiến về việc cùng thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới tương ứng ở lãnh thổ hai bên.
- Trên cơ sở hội đàm hoặc ý kiến bằng văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có văn bản gửi Bộ Công Thương về thiết lập khu (điểm) chợ biên giới;
Trong đó nêu rõ việc cùng thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới tương ứng ở lãnh thổ hai bên hoặc chỉ thiết lập khu (điểm) chợ biên giới trong lãnh thổ Việt Nam.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, Bộ Công Thương xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành được gửi lấy ý kiến có văn bản trả lời.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến của các Bộ, ngành, Bộ Công Thương có ý kiến về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới ban hành Quyết định thiết lập khu (điểm) chợ biên giới; đồng thời có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc về việc thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới.
- Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về Danh sách các khu (điểm) chợ biên giới đang hoạt động và mới thiết lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?