Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào? Ai có quyền quyết định việc thanh lý tài sản cố định?
Ngân hàng Chính sách xã hội được thanh lý những tài sản như thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về quản lý vốn và tài sản như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
7. Ngân hàng Chính sách xã hội được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả theo nguyên tắc sau:
...
Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả.
Thanh lý tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc thanh lý tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội?
Căn cứ theo điểm 7.1 khoản 7 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về quản lý vốn và tài sản như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
7.1. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Tổng Giám đốc quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thời Điểm gần nhất với thời Điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị quyết định;
b) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Hội đồng quản trị và Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát;
c) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới Ngân hàng Chính sách xã hội không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Hội đồng quản trị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tổng Giám đốc quyết định các phương án thanh lý tài sản có giá trị còn lại dưới 50% tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thời Điểm gần nhất với thời Điểm quyết định thanh lý tài sản.
Các phương án thanh lý tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị quyết định.
Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?
Căn cứ theo điểm 7.3 khoản 7 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về quản lý vốn và tài sản như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
7.3. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quy định việc thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định là giúp việc cho Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán.
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý, nhượng bán để báo cáo Hội đồng quản trị xử lý theo quy định.
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý, nhượng bán.
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp bán thỏa thuận, thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc;
b) Trường hợp khi Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quy định việc thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý tài sản cố định là giúp việc cho Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý.
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý để báo cáo Hội đồng quản trị xử lý theo quy định.
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý.
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp bán thỏa thuận, thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc;
Trường hợp khi Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?