Trình tự thủ tục mua sáng chế, sáng kiến để chuyển giao công nghệ được thực hiện như thế nào theo Nghị định 76?
Nhà nước xem xét mua sáng chế, sáng kiến như thế nào để chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 76/2018/NĐ-CP như sau:
Mua, nghiên cứu hoàn thiện sáng chế, sáng kiến để chuyển giao cho doanh nghiệp áp dụng, phổ biến cho công chúng
1. Sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ được Nhà nước xem xét mua để chuyển giao cho doanh nghiệp áp dụng, phổ biến cho công chúng theo quy định của pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân có sáng chế, sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ được ưu tiên tham gia chương trình, đề án do bộ, ngành, địa phương quản lý để nghiên cứu hoàn thiện, chuyển giao, mở rộng quy mô áp dụng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Nhà nước xem xét mua sáng chế, sáng kiến để chuyển giao cho doanh nghiệp áp dụng, phổ biến cho công chúng đối với sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ.
Trình tự thủ tục mua sáng chế, sáng kiến để chuyển giao công nghệ được thực hiện như thế nào theo Nghị định 76? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục mua sáng chế, sáng kiến để chuyển giao công nghệ được thực hiện như thế nào?
Trình tự thủ tục mua sáng chế, sáng kiến chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 20 Nghị định 76/2018/NĐ-CP và Điều 22 Nghị định 76/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục mua sáng chế, sáng kiến
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến;
b) Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến;
c) Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng;
d) Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao.
2. Nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét mua sáng chế, sáng kiến:
a) Hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
b) Hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến;
c) Khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân;
3. Thẩm quyền, trình tự xem xét, đánh giá hồ sơ thực hiện theo quy định tương ứng tại các khoản 5, 6 Điều 20 Nghị định này.
4. Trách nhiệm công bố sáng chế, sáng kiến đáp ứng điều kiện xem xét mua được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 20 của Nghị định này.
5. Phương thức mua sáng chế được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành biểu mẫu để thực hiện thủ tục quy định tại Điều này.
Theo đó, trình tự thủ tục mua sáng chế, sáng kiến để chuyển giao công nghệ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến;
- Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến;
- Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng;
- Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền là:
- Bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ứng dụng.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ để xem xét mua sáng chế, sáng kiến. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
Quyền chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Quyền chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, cụ thể như sau:
(1) Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
(2) Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
(3) Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
- Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?