Trình tự thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục?
Điều kiện để cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định điều kiện cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng như sau:
Điều kiện cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng
1. Có đủ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình bồi dưỡng, trong đó có ít nhất 04 giảng viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (đối với đối tượng bồi dưỡng là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non) và có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (đối với đối tượng bồi dưỡng là cán bộ quản lý được quy định tại khoản 1, Điều 3 của Thông tư này).
2. Có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên tham gia giảng dạy hoặc trợ giảng là các nhà khoa học có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng; cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục.
3. Áp dụng chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được phát triển, cập nhật các nội dung đáp ứng yêu cầu và phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương.
4. Có cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, gồm:
a) Có đủ phòng học, các phòng chức năng và các thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập cho mỗi khóa bồi dưỡng;
b) Thư viện có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các thiết bị phục vụ việc tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu: sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu liên quan phục vụ công tác bồi dưỡng;
c) Trang thông tin điện tử của trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính;
5. Có đơn vị chuyên trách tổ chức, quản lý quá trình bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý công tác bồi dưỡng.
6. Thường xuyên hoặc định kỳ cử giảng viên của nhà trường đi thực tế giáo dục ở địa phương nhằm bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục.
Theo đó, điều kiện cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng được quy định như trên.
Cơ sở giáo dục (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục.
Trình tự thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng
...
2. Hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, bao gồm:
a) Công văn đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng của cơ sở giáo dục;
b) Đề án đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng (Phụ lục I);
c) Các tài liệu và minh chứng kèm theo, bao gồm:
- Lý lịch khoa học của giảng viên, báo cáo viên (Phụ lục II);
- Kế hoạch bồi dưỡng: hình thức tổ chức bồi dưỡng; thời lượng bồi dưỡng cho cả khóa học; thời gian bồi dưỡng; kế hoạch cử giảng viên của nhà trường đi thực tế giáo dục ở địa phương theo định kỳ nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn giáo dục;
- Một số giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cơ bản sẽ sử dụng trong chương trình bồi dưỡng;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đã được phát triển, cập nhật các nội dung đáp ứng yêu cầu và phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương.
Hồ sơ được lập thành 1 bộ.
3. Trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng như sau:
a) Cơ sở giáo dục được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư này gửi hồ sơ đến sở giáo dục và đào tạo, nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở, đề nghị kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng;
b) Sở giáo dục và đào tạo tiến hành kiểm tra và xác nhận các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng được quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: 1 lãnh đạo sở làm Trưởng đoàn, 1 lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ, 1 lãnh đạo phòng kế hoạch tài chính, 1 lãnh đạo phòng giáo dục chuyên nghiệp/giáo dục thường xuyên, 1 chuyên viên phòng tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ thư ký.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đối chiếu các nội dung kê khai trong hồ sơ với các điều kiện thực tế như: bảng lương, sổ bảo hiểm xã hội, văn bằng, chứng chỉ của giảng viên, thiết bị, thư viện và lập biên bản kiểm tra (Phụ lục III);
Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kiểm tra. Sau thời gian kiểm tra thực tế chậm nhất 7 ngày làm việc, sở giáo dục và đào tạo trả lời cơ sở giáo dục về kết quả thẩm định.
c) Cơ sở giáo dục đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng trực tiếp nộp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ đã được sở giáo dục và đào tạo xác nhận đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Trong trường hợp cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng. Trong trường hợp cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo kết quả xem xét và nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Các cơ sở giáo dục có chức năng, nhiệm vụ đào tạo ngành, chuyên ngành quản lý giáo dục từ trình độ đại học trở lên nếu có nhu cầu làm nhiệm vụ bồi dưỡng thì không phải xây dựng đề án, chỉ tiến hành rà soát theo các điều kiện được quy định tại Điều 5, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xem xét, quyết định.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trước khi quyết định.
Như vậy, trình tự thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục được thực hiện như trên.
Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là gì? Tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo lộ trình như thế nào?
Cơ sở giáo dục là gì? Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định?
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là ngôn ngữ nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục là gì? Người học có được tham gia ý kiến không?
Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là chức danh gì? Cần có kinh nghiệm làm việc ra sao?
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục? Hiệu trưởng là vị trí nào trong các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục?
Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 3 2 2025? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được trao huy hiệu?