Trình tự, thủ tục giao bảo quản tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi trình thủ tục giao bảo quản tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được thực hiện như thế nào? Đối với ngoại tệ, vàng bạc tài sản kê biên của pháp nhân thương mại thì phải giao cho cơ quan nào? Mong được giải đáp.

Trình tự, thủ tục giao bảo quản tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về việc giao bảo quản tài sản kê biên của pháp nhân thương mại như sau:

"Điều 31. Giao bảo quản tài sản kê biên
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện kê biên tài sản lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho pháp nhân thương mại hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
b) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản;
c) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản khác thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian bàn giao bảo quản; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và phải được ký đảm bảo vào phần cuối của từng trang biên bản.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người được giao bảo quản tài sản, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Biên bản có nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ 01 bản.
4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
5. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật."

Đối chiếu quy định trên, trình tự và thủ tục giao bảo quản tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được thực hiện như trên.

Như vậy, theo thông tin bạn thắc mắc đối với ngoại tệ, vàng bạc tài sản kê biên của pháp nhân thương mại thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý.

Tài sản kê biên

Tài sản kê biên (Hình từ Internet)

Định giá tài sản kê biên được pháp luật quy định ra sao?

Theo Điều 32 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 32. Định giá tài sản kê biên
1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của pháp nhân thương mại bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc việc định giá do tổ chức thẩm định giá thực hiện.
2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá. Hội đồng định giá tài sản gồm có Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập Hội đồng định giá hoặc kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản, tổ chức thẩm định giá phải tiến hành việc định giá. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
..."

Như vậy, định giá tài sản kê biên được quy định như trên.

Người mua tài sản kê biên có được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó không?

Theo Điều 34 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 34. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
1. Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
a) Bản sao Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;
b) Biên bản bán đấu giá tài sản;
c) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có)."

Như vậy, người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Tài sản kê biên Tải về trọn bộ quy định liên qua đến Tài sản kê biên:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giảm giá tài sản kê biên như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo bán đấu giá tài sản kê biên thi hành án là mẫu nào? Tải về mẫu thông báo bán đấu giá tài sản?
Pháp luật
Giá tài sản kê biên để thi hành án dân sự đối với động sản do đương sự thoả thuận có phải là giá khởi điểm để bán đấu giá không?
Pháp luật
Khi đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản kê biên mà không thu hồi được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm thế nào?
Pháp luật
Việc chuyển giao tài sản kê biên để bán đấu giá trong xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Những loại tài sản nào của người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp không được phép thực hiện kê biên?
Pháp luật
Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên là tài sản của người chịu thi hành án dân sự trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Tài sản kê biên là phương tiện giao thông đang được sử dụng thì Chấp hành viên thi hành án dân sự có thể giao cho người quản lý tiếp tục sử dụng không?
Pháp luật
Tài sản kê biên là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án dân sự thì khi cưỡng chế giao nhà Chấp hành viên cần xử lý như thế nào?
Pháp luật
Tài sản kê biên để thi hành án dân sự là bất động sản thì có thể bán theo hình thức không thông qua thủ tục đấu giá hay không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục giao bảo quản tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản kê biên
2,472 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản kê biên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản kê biên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào