Trình tự, thủ tục điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở như thế nào? Thời hạn giải quyết là khi nào?
Trình tự, thủ tục điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở như thế nào? Thời hạn giải quyết là khi nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Chương IV Quyết định 1023/QĐ-BXD năm 2023, quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được thực hiện như sau:
Bước 1: Trước thời hạn 06 tháng, tính đến khi hết giai đoạn thực hiện chương trình phát triển nhà ở theo quy định đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức xây dựng chương trình phát triển nhà ở mới để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua theo quy định của pháp luật về nhà ở; sau khi chương trình phát triển nhà ở được thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt chương trình và tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trị hoặc phối hợp với đơn vị tư vấn, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các nội dung điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân thành phố phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng về các nội dung cần điều chỉnh trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Bước 3: Sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở;
Trên cơ sở nội dung điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt, Sở Xây dựng tổ chức xây dựng hoặc phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng nội dung điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Việc điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở có thể được thực hiện ngay trong năm sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh chương trình hoặc trong năm sau của năm kế hoạch. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở trong năm sau của năm kế hoạch thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch điều chỉnh này trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch dự kiến điều chỉnh;
Trường hợp điều chỉnh nội dung kế hoạch có quy định về sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kế hoạch sử dụng vốn trước khi phê duyệt.
Bước 4: Sau khi phê duyệt chương trình, kế hoạch đã điều chỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đăng tải công khai chương trình, kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và yêu cầu Sở Xây dựng đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng; đồng thời gửi chương trình, kế hoạch này về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
*Lưu ý: Thành phần hồ sơ điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở phải thể hiện rõ các nội dung gồm: lý do, sự cần thiết phải điều chỉnh chương trình, đánh giá kết quả, các tồn tại và hạn chế của nội dung cần điều chỉnh, giải pháp để thực hiện nội dung điều chỉnh, tiến độ, trách nhiệm của cơ quan liên quan thực hiện nội dung điều chỉnh, mối liên hệ, ảnh hưởng của nội dung điều chỉnh với nội dung khác của chương trình, nguồn lực thực hiện và các nội dung liên quan khác (nếu có).
- Thời hạn giải quyết thủ tục điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở là trước ngày 31/12 của năm trước năm kế hoạch dự kiến điều chỉnh theo tiểu mục 4.4 Mục 4 Chương IV Quyết định 1023/QĐ-BXD năm 2023.
Trình tự, thủ tục điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở như thế nào? Thời hạn giải quyết là khi nào? (Hình từ internet)
Nhà ở là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Như vây, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm có:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?