Trình tự, thủ tục di dời đối với nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng?
- Nhà chung cư bị hư hỏng thuộc các trường hợp di dời khẩn cấp khi đáp ứng những điều kiện gì?
- Trình tự, thủ tục di dời đối với nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng?
- Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở của Nhà nước được quy định như thế nào?
Nhà chung cư bị hư hỏng thuộc các trường hợp di dời khẩn cấp khi đáp ứng những điều kiện gì?
Các trường hợp di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được quy định tại Điều 23 Nghị định 98/2024/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
1. Các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư bao gồm:
a) Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;
b) Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng.
...
Theo đó, nhà chung cư bị hư hỏng thuộc các trường hợp di dời khẩn cấp khi đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ thuộc các trường hợp di dời khẩn cấp khi không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;
- Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa thuộc các trường hợp di dời khẩn cấp khi không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng.
Trình tự, thủ tục di dời đối với nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục di dời đối với nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng?
Trình tự, thủ tục di dời đối với nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng được quy định tại Điều 24 Nghị định 98/2024/NĐ-CP như sau:
- Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định di dời khẩn cấp trong thời hạn tối đa 03 ngày, kể từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc nhà chung cư này không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định di dời khẩn cấp bao gồm các nội dung: địa điểm nhà chung cư phải di dời khẩn cấp, địa điểm bố trí chỗ ở tạm thời, phương thức di dời, thời hạn di dời, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quyết định di dời khẩn cấp; kinh phí di dời;
- Kể từ khi có quyết định di dời khẩn cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức di dời khẩn cấp toàn bộ chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đến chỗ ở tạm thời theo quyết định di dời khẩn cấp quy định tại điểm a khoản này;
- Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tại địa phương đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí di dời khẩn cấp từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của địa phương.
Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở của Nhà nước được quy định như thế nào?
Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở của Nhà nước được quy định tại Điều 4 Luật Nhà ở 2023 như sau:
- Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người đều có chỗ ở thông qua việc thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, bao gồm nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của cá nhân, gia đình, hỗ trợ vốn để cải tạo, xây dựng lại nhà ở; Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công (sau đây gọi chung là vốn đầu tư công) để cho thuê, cho thuê mua.
- Nhà nước có trách nhiệm tạo quỹ đất ở thông qua phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vật liệu xây dựng mới để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê theo cơ chế thị trường.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính về đất đai, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách về nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu và ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền; có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quy hoạch, bố trí diện tích đất, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nhà nước có chính sách về quản lý, sử dụng nhà ở bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng mục đích và công năng sử dụng của nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?