Trình tự thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được thực hiện ra sao?
- Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đề nghị nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế gửi về cho Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng trước ngày nào?
- Kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Trình tự thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được thực hiện ra sao?
Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đề nghị nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế gửi về cho Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng trước ngày nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định lập đề nghị xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế như sau:
Lập đề nghị xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đề nghị nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị minh; gửi về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
2. Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, báo cáo xin ý kiến Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng gửi Bộ Ngoại giao theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
3. Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định kế hoạch xây dựng ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 11 hằng năm.
4. Trường hợp đột xuất, phát sinh nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng bổ sung vào kế hoạch hằng năm.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đề nghị nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế gửi về cho Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân (Hình từ Internet)
Kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước như sau:
Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
2. Nội dung cơ bản của kế hoạch gồm:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Nội dung, biện pháp thực hiện;
c) Thời gian, địa điểm;
d) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị;
đ) Kinh phí bảo đảm.
Theo đó, nội dung của kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước gồm:
- Mục đích, yêu cầu;
- Nội dung, biện pháp thực hiện;
- Thời gian, địa điểm;
- Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị;
- Kinh phí bảo đảm.
Trình tự thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định trình tự thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được thực hiện như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế
Trình tự, thủ tục xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế, cụ thể:
1. Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế;
2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập;
3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình;
4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng;
5. Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
6. Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế;
7. Trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết;
8. Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế;
9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.
Như vậy, trình tư thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?