Trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Có được phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại có thể được chuyển nhượng cho các Thừa phát lại khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng Thừa phát lại chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập, tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng, nhưng được phép hành nghề Thừa phát lại theo chế độ hợp đồng lao động.
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại đã hoạt động được ít nhất 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động thì có thể thực hiện chuyển nhượng lại cho các Thừa phát lại khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Biên bản kiểm kê hồ sơ nghiệp vụ của Văn phòng được chuyển nhượng;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại của các Thừa phát lại nhận chuyển nhượng để đối chiếu;
- Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng;
- Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng được chuyển nhượng;
- Văn bản cam kết nội dung của Đơn đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại và hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại.
Tải về mẫu Giấy đề nghị chuyển nhượng văn phòng Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì việc chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
Bước 01: Nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
Văn phòng Thừa phát lại có nhu cầu chuyển nhượng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Bước 02: Xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 03: Văn phòng Thừa phát lại đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép chuyển nhượng, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động được lập thành 01 bộ.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại;
- Giấy tờ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với việc chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng (trong trường hợp thay đổi trụ sở) và hồ sơ đăng ký hành nghề của các Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 04: Cấp Giấy đăng ký hoạt động mới cho Văn phòng Thừa phát lại
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Lưu ý: Trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
Tải về mẫu Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?