Trình tự thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Trình tự thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục như thế nào?
Trình tự thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục gửi 01 bộ hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân cấp xã thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân;
Nếu hồ sơ hợp lệ thì có văn bản đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập;
(2) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cơ sở giáo dục mầm non độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;
(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Lưu ý: Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập mẫu giáo độc lập tư thục được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trình tự thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, cơ sở vật chất tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có kế hoạch giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.
- Quy mô của nhóm, lớp trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
(3) Người quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập không đúng thẩm quyền;
(4) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Lớp mẫu giáo độc lập tư thục khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động phải thông báo với ai?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập
...
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của cơ sở giáo dục mầm non độc lập, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho cơ sở giáo dục mầm non độc lập về hành vi vi phạm;
b) Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ sở giáo dục mầm non độc lập thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở giáo dục mầm non độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nếu đáp ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này thì quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, trường hợp lớp mẫu giáo độc lập tư thục khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động trong thời hạn bị đình chỉ thì thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của lớp mẫu giáo độc lập tư thục, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo Thông tư 14 bao gồm những nội dung như thế nào?
- Quyết định 1334 năm 2024 công bố TTHC thay thế, bãi bỏ lĩnh vực hoạt động xây dựng như thế nào?
- Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ từ 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức khảo sát địa chất hạng 2 phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức này có hiệu lực bao lâu?