Trình tự kiểm tra tần số vô tuyến điện được thực hiện như thế nào? Kiểm tra hồ sơ về tần số vô tuyến điện gồm những gì?
Trình tự kiểm tra tần số vô tuyến điện được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT, có quy định về trình tự kiểm tra như sau:
Trình tự kiểm tra
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự sau:
1. Công bố quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra.
2. Thực hiện kiểm tra, xác minh theo nội dung kiểm tra quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
3. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
4. Lập biên bản kiểm tra và biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 của Thông tư này.
5. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự kiểm tra tần số vô tuyến điện được thực hiện như sau:
- Công bố quyết định kiểm tra trước khi kiểm tra;
- Thực hiện kiểm tra, xác minh theo nội dung kiểm tra quy định;
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Lập biên bản kiểm tra và biên bản vi phạm hành chính theo quy định;
- Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.
Tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Kiểm tra hồ sơ về tần số vô tuyến điện gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT, có quy định về nội dung kiểm tra như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan về tần số và thiết bị vô tuyến điện:
a) Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Hợp đồng, văn bản thông báo cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; bản sao có chứng thực theo quy định chứng chỉ vô tuyến điện viên của bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện;
c) Các hồ sơ liên quan đến việc sử dụng thiết bị vô tuyến điện, giấy chứng nhận kiểm định (đối với đài vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định), dấu hợp quy gắn trên sản phẩm (đối với đài vô tuyến điện thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy), đăng ký cấp phép, nộp phí và lệ phí tần số, chứng chỉ vô tuyến điện viên (đối với người trực tiếp khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng hải, vô tuyến điện nghiệp dư).
…
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm tra hồ sơ về tần số vô tuyến điện gồm những nội dung sau:
- Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
- Hợp đồng, văn bản thông báo cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; bản sao có chứng thực theo quy định chứng chỉ vô tuyến điện viên của bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện;
- Và các tài liệu liên quan đến việc sử dụng thiết bị vô tuyến điện, giấy chứng nhận kiểm định, dấu hợp quy gắn trên sản phẩm, đăng ký cấp phép, nộp phí và lệ phí tần số, chứng chỉ vô tuyến điện viên.
Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm như thế nào về kiểm tra tần số vô tuyến điện?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT, có quy định về trách nhiệm của Cục Tần số vô tuyến điện như sau:
Trách nhiệm của Cục Tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra của Cục Tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực và các đơn vị trực thuộc liên quan trong công tác kiểm tra theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
3. Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý sau kiểm tra.
4. Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình, kết quả công tác kiểm tra theo quy định.
5. Đề xuất Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông các biện pháp tổ chức thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm về kiểm tra tần số vô tuyến điện như sau:
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra của Cục Tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
- Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực và các đơn vị trực thuộc liên quan trong công tác kiểm tra theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý sau kiểm tra;
- Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình, kết quả công tác kiểm tra theo quy định;
- Đề xuất Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông các biện pháp tổ chức thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?