Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện như thế nào?
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Theo như quy định trên thì người sử dụng lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động và gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi Sở nhận được hồ sơ thì phải tiến hành thẩm định và quyết định việc hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở thì cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng.
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
3. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
Theo đó, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động sẽ gồm có văn bản đề nghị hỗ trợ, bản sao giấy chuyển việc đến đơn vị phục hồi chức năng lao động và bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng.
Ai sẽ có thẩm quyền quyết định cho người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi bị tai nạn lao động?
Căn cứ vào Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ có thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ dưỡng sức đối với người lao động.
Nếu như không có công đoàn cơ sở thì thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ dưỡng sức sẽ thuộc về người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không được làm gì khi phát hiện sổ kế toán có sai sót? Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu nào?
- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhưng không có kết luận phân loại sức khỏe có được hay không?
- Mẫu nội dung sinh hoạt chi bộ mới nhất? Hướng dẫn sinh hoạt chi bộ mới nhất thực hiện như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
- Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?