Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được thực hiện như thế nào? Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thẩm định sách giáo khoa?
Cá nhân biên soạn sách giáo khoa có được đề nghị thẩm định sách giáo khoa không?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa như sau:
Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa là tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, có bản mẫu sách giáo khoa được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa chịu trách nhiệm báo cáo, tiếp thu, giải trình với Hội đồng về nội dung sách giáo khoa trong mỗi vòng thẩm định; hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa; giải trình với xã hội đối với những vấn đề xã hội quan tâm về sách giáo khoa.
Như vậy, cá nhân biên soạn sách giáo khoa được phép đề nghị thẩm định sách nếu
(1) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định về việc biên soạn sách giáo khoa.
(2) Có bản mẫu sách giáo khoa được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa.
Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định sách giáo khoa thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa như sau:
Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa
1. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công.
...
Như vậy, đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công sẽ có trách nhiệm tổ chức thẩm định sách giáo khoa.
Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT) quy định trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa như sau:
Bước 1: Cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ để tổ chức thẩm định sách giáo khoa nhiều nhất 02 (hai) đợt trong một năm.
Trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu sách giáo khoa được thẩm định nhiều nhất 02 (hai) vòng, mỗi vòng nhiều nhất 05 (năm) ngày.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các quy định tại Điều 17 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT thì hồ sơ được gửi trả lại đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị tổ chức thẩm định dự kiến danh sách thành viên Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định thành lập Hội đồng.
Bước 4: Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng điều hành các hoạt động của Hội đồng theo quy định.
Bước 5: Chủ tịch Hội đồng gửi đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa văn bản báo cáo kết quả thẩm định bản mẫu sách giáo khoa của Hội đồng.
Bước 6: Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa xử lý theo kết quả thẩm định như sau:
(1) Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá "Đạt".
Đơn vị tổ chức thẩm định sẽ hoàn thiện hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc phê duyệt, cho phép sử dụng.
(2) Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “Đạt nhưng cần sửa chữa” tại vòng thẩm định thứ nhất thì đơn vị tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo văn bản thông báo cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện việc chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định lại theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ tối đa là 30 ngày, tính từ ngày ban hành thông báo kết quả thẩm định của đơn vị tổ chức thẩm định.
(3) Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “Không đạt” tại vòng thẩm định thứ nhất, “Không đạt” hoặc “Đạt nhưng cần sửa chữa” tại vòng thẩm định thứ hai thì đơn vị tổ chức thẩm định thông báo kết quả thẩm định cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa.
Nếu cá nhân có nguyện vọng tiếp tục biên soạn sách giáo khoa thì bản mẫu sách giáo khoa phải được xây dựng lại để tổ chức thẩm định, như thẩm định lần đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?