Trình tự cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên như thế nào?

Xin hỏi, trình tự cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép này gồm những gì? Câu hỏi của chị T.Q ở Cà Mau.

Trình tự cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên như thế nào?

Căn cứ theo tiết 1.1 tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định trình tự thực hiện cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng Một cửa), địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Văn phòng Một cửa có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu chưa hợp lệ, chưa đầy đủ; chuyển hồ sơ cho Cục Quản lý tài nguyên nước thẩm định.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Quản lý tài nguyên nước thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Cục Quản lý tài nguyên nước trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp phép

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.

- Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Cục Quản lý tài nguyên nước trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 18 ngày làm việc.

- Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Bước 4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.

giấy phép

Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên gồm những gì?

Căn cứ theo tiết 1.3 tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
I. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
...
3. Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên
...
1.2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Một cửa hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cục Quản lý tài nguyên nước trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép (đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép) hoặc nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại (đối với trường hợp phải lập lại).
+ Văn phòng Một cửa thông báo và trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (đối với trường hợp đủ điều kiện cấp phép).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm
- Đơn đề nghị cấp giấy phép.
- Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên trong trường hợp chưa có công trình khai thác hoặc báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ.
- Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng (đối với trường hợp công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên và không có yếu tố bí mật quốc gia).
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
...
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép: Mẫu 03 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP.
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên: Mẫu 24 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP;
- Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động: Mẫu 26 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP;
- Mẫu giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất: Mẫu 13 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP.

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu 03 Nghị định 02/2023/NĐ-CP.

Tải Đơn đề nghị cấp giấy phép mới nhất tại đây: Tải về

- Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.

- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên trong trường hợp chưa có công trình khai thác theo Mẫu 24 Nghị định 02/2023/NĐ-CP;

Tải mẫu Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất mới nhất tại đây: Tải về

Hoặc báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động theo Mẫu 26 Nghị định 02/2023/NĐ-CP;

Tải mẫu báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động mới nhất tại đây:

Tải về

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ.

- Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng (đối với trường hợp công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên và không có yếu tố bí mật quốc gia).

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo tiết 1.4 tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
I. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
...
3. Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên
...
1.4. Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Thời hạn thẩm định đề án, báo cáo: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 18 ngày làm việc.
- Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.
...

Như vậy, thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên là 36 ngày làm việc được quy định cụ thể trên.

Xem chi tiết thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên tại đây:

Tải về

Nước dưới đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân không có giấy phép hành nghề sử dụng nước dưới đất cho sản xuất với lưu lượng 300 mét khối trên ngày đêm thì bị xử phạt hành chính như nào?
Pháp luật
Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa được quy định như thế nào? Người đứng đầu tổ chức hành nghề này có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Ngưỡng khai thác nước dưới đất theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Pháp luật
Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 tại các khu vực nào? Các biện pháp hạn chế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 3 được quy định hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 2 được thực hiện đối với các tầng chứa nước nào?
Pháp luật
Nội dung về bảo vệ nước dưới đất theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Pháp luật
Việc thi công giếng khoan phải bảo vệ nước dưới đất theo nguyên tắc nào? Bản vẽ thiết kế cấu trúc giếng khoan phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ là như thế nào? Người hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ phải có điều kiện gì?
Pháp luật
Việc đổ nước thí nghiệm trong lỗ khoan khi điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước dưới đất
660 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nước dưới đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: