Trình tự cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
- Trình tự cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô như thế nào?
- Thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô là bao lâu?
- Lệ phí cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô là bao nhiêu?
Trình tự cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô như thế nào?
Căn cứ tại Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định các bước cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô như sau:
Bước 1: Tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gửi Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến của:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô đang thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô về hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô đối với sự phát triển của địa phương;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô (nếu cần thiết);
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chương trình, dự án tài chính vi mô đề nghị chuyển đổi có các đơn vị trực thuộc đang hoạt động về việc đáp ứng các quy định về mạng lưới hoạt động;
- Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về việc tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô của ngân hàng nước ngoài.
Bước 4: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị được lấy ý kiến có văn bản tham gia ý kiến.
Bước 5: Trong thời hạn 80 (tám mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc); chấp thuận về mạng lưới hoạt động (trong trường hợp đáp ứng các quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tải chính vi mô); trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Trình tự cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô là bao lâu?
Căn cứ tại Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô
...
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 80 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
- Lệ phí: 200.000 đồng.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục số 01b ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018;
+ Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018
+ Bảng kê khai người có liên quan theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018
...
Như vậy theo quy định trên thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô là 80 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô là bao nhiêu?
Căn cứ tại Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô
...
- Lệ phí: 200.000 đồng.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục số 01b ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018;
+ Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018
+ Bảng kê khai người có liên quan theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018
...
Như vậy theo quy định trên lệ phí cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô là 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?