Trình độ đại học thì có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hay không?
- Trình độ đại học thì có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hay không?
- Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bao gồm những nội dung gì?
Trình độ đại học thì có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp.
2. Tiêu chuẩn “Có trình độ đại học trở lên” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp là có bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp (trường hợp bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên) thuộc một trong các lĩnh vực đào tạo sau đây:
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
...
Như vậy, người có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực thông tin và truyền thông từ đủ 05 năm trở lên thì có thể trở trành giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Trình độ đại học thì có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hay không? (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương:
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Như vậy, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện như sau:
(1) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
(2) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị hoặc đơn của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm làm việc; Bản sao văn bản của cơ quan, đơn vị để chứng minh thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bao gồm những nội dung sau:
(1) Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị hoặc đơn của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
(2) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
(3) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
(4) Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm làm việc;
Bản sao văn bản của cơ quan, đơn vị để chứng minh thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?