Triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố nhằm mục đích gì? Việc thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố phải đảm bảo yêu cầu nào?

Cho hỏi triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố nhằm mục đích gì? Bên cạnh đó thì việc triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố phải đảm bảo những yêu cầu nào? Câu hỏi của bạn Minh Tâm (Huế).

Triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục I Phần A Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố, ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2012 như sau:

MỤC ĐÍCH
Xác định nội dung công việc, trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố (sau đây gọi tắt là Công ước) bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện thực tiễn của xã hội Việt Nam và nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố.

Như vậy, việc triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố sẽ nhằm mục đích xác định nội dung công việc, trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố (sau đây gọi tắt là Công ước) bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện thực tiễn của xã hội Việt Nam và nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố;

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố.

Chống khủng bố

Chống khủng bố (Hình từ Internet)

Triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục II Phần A Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố, ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2012 như sau:

YÊU CẦU
1. Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phải đồng bộ, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010 định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
2. Các Bộ, cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện phải tích cực chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác.
3. Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
4. Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước và pháp luật về phòng, chống khủng bố phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Như vậy, có thể thấy rằng việc triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phải đồng bộ, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010 định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

- Các Bộ, cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện phải tích cực chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác.

- Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước và pháp luật về phòng, chống khủng bố phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Việc hợp tác quốc tế về phòng chống khủng bố được tiến hành như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục III Phần B Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố, ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2012, thì việc hợp tác quốc tế về phòng chống khủng bố sẽ thực hiện như sau:

(1) Nội dung

- Đẩy mạnh nghiên cứu khả năng gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố của Liên hợp quốc mà Việt Nam chưa là thành viên; tăng cường ký kết các điều ước quốc tế đa phương, thỏa thuận quốc tế song phương về phòng, chống khủng bố; tương trợ tư pháp; dẫn độ;

- Xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống khủng bố, tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ về đào tạo, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong phòng, chống khủng bố với các nước thành viên ASEAN, các cơ quan, tổ chức quốc tế; nâng cao năng lực và tính sẵn sàng ứng phó khủng bố hóa học, sinh học, hạt nhân, khủng bố mạng và các hình thức khủng bố mới;

- Triển khai, thực hiện các hoạt động hợp tác theo quy định của Công ước, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến khủng bố, trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố, tương trợ tư pháp, dẫn độ;

- Tổ chức các Đoàn ra nước ngoài nhằm tham khảo mô hình, thực tiễn nội luật hóa các quy định của Công ước và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố của Liên hợp quốc có liên quan; nghiên cứu kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;

- Tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thành viên ASEAN về lĩnh vực phòng, chống khủng bố.

(2) Phân công

- Bộ Công an là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong trao đổi thông tin, quan hệ công tác, làm việc với cơ quan tổ chức nước ngoài theo khuôn khổ hợp tác của Công ước.

- Các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; các cơ quan: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ, cơ quan liên quan là cơ quan phối hợp.

Phòng chống khủng bố Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu lực lượng phòng chống khủng bố hiện nay? Ai là người chỉ huy lực lượng phòng chống khủng bố trong trường hợp khủng bố trên tàu biển?
Pháp luật
Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Các nguyên tắc về phòng chống khủng bố đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phá, dỡ công trình gây cản trở hoạt động chống khủng bố có phải là biện pháp khẩn cấp chống khủng bố không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Từ ngày 05/10/2023 chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có gì mới so với quy định hiện nay?
Pháp luật
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Pháp luật
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia? Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia có những quyền hạn gì?
Pháp luật
Đối với hoạt động phòng, chống khủng bố thì nhà nước Việt Nam đã quy định những chính sách như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống khủng bố
892 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống khủng bố
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào