Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định hiện nay?
Trí tuệ được hiểu là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc của con người.
Việc nhận định trí tuệ của một cá nhân không thể thực hiện thông qua bằng cấp mà cần thông qua khả năng duy sáng tạo của mỗi người.
Căn cứ theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì hiện nay có những đối tượng sở hữu trí tuệ sau:
(1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
(2) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
(3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Như vậy, trí tuệ được xem như một dạng tài sản do cá nhân hoặc tổ chức phát minh ra nhằm tạo ra những giá trị vật chất hoặc tinh thần mang lại lợi ích cho cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.
Nó là kết quả của quá trình nghiên cứu, sáng tạo, đầu tư công sức và tiền của của các cá nhân, tổ chức để tạo ra tác phẩm của riêng mình.
Tuy nhiên, trí tuệ của một người có thể bị đánh cắp bởi những đối tượng khác đạo nhái. Ví dụ như những tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật nếu không có biện pháp bảo vệ thì sẽ bị người khác ăn cắp ý tưởng để tạo nên một tác phẩm tương tự.
Dó đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì cá nhân cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp,..của mình theo quy định của nhà nước
Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Để đăng ký sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học thì có phải mất phí hay không?
Như đã nói thì trí tuệ được hiểu là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm. Để có kiến thức và kinh nghiệm thì mỗi cá nhân phải bỏ ra một khoản phí để đầu tư cho học tập.
Tại Điều 12 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định rằng tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó việc đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học cũng cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định
Theo Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC thì mức thu phí khi đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học là 100 nghìn đồng/ giấy chứng nhận.
Đối với các loại hình tác phẩm khác thì mức thi phí khi đăng ký quyền tác giả cụ thể như sau:
STT | Loại hình tác phẩm | Mức thu (đồng/Giấy chứng nhận) |
1 | - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; - Tác phẩm báo chí; - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm nhiếp ảnh. | 100 |
2 | - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học. | 300 |
3 | - Tác phẩm tạo hình; - Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. | 400 |
4 | - Tác phẩm điện ảnh; - Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa. | 500 |
5 | Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính | 600 |
Trách nhiệm hiện nay của nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì trách nhiệm hiện nay của nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
(2) Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Bộ Văn hoá - Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
(3) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
(4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.
(5) Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?
- Cuộc họp hội đồng trường cao đẳng sư phạm được xem là hợp lệ khi nào? Tỷ lệ thành viên ngoài trường của Hội đồng?
- Các ngày lập xuân hạ thu đông năm 2025? Bốn mùa xuân hạ thu đông rơi vào tháng mấy 2025? Các mùa trong năm 2025?