Trên giấy phép lao động ghi chức danh là nhân viên nhưng biên bản làm việc lại ghi nhận chức danh giám đốc thì giấy phép lao động còn hiệu lực không?
- Giấy phép lao động ghi chức danh là nhân viên nhưng biên bản làm việc lại ghi nhận chức danh giám đốc thì giấy phép lao động còn hiệu lực không?
- Chế tài khi người lao động làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp là gì?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài được quy định như thế nào?
Giấy phép lao động ghi chức danh là nhân viên nhưng biên bản làm việc lại ghi nhận chức danh giám đốc thì giấy phép lao động còn hiệu lực không?
Trên giấy phép lao động ghi chức danh là nhân viên nhưng biên bản làm việc lại ghi nhận chức danh giám đốc thì giấy phép lao động còn hiệu lực không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 4 Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực như sau:
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
Như vậy, trong trường hợp trên giấy phép lao động ghi chức danh là nhân viên nhưng biên bản làm việc lại ghi nhận chức danh giám đốc thì giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực bởi người lao động nước ngoài đã làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
Chế tài khi người lao động làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động như sau:
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thêm vào đó, tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
…
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trong trường hợp trên giấy phép lao động ghi chức danh là nhân viên nhưng biên bản làm việc lại ghi nhận chức danh giám đốc thì người lao động nước ngoài sẽ bị thu hồi giấy phép lao động.
Đồng thời, Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 thì trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài được quy định như sau:
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, trong trường hợp trên giấy phép lao động ghi chức danh là nhân viên nhưng biên bản làm việc lại ghi nhận chức danh giám đốc thì giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực bởi người lao động nước ngoài đã làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?