Trẻ em học tại cơ sở giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn như thế nào?
- Trẻ em học tại cơ sở giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn như thế nào?
- Cha mẹ của trẻ học tại trường mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần giấy tờ gì để được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa?
- Giáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thêm bao nhiêu tiền một tháng?
Trẻ em học tại cơ sở giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 105/2020/NĐ-CP có quy định về việc hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em
Chính sách ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn
...
3. Hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em
a) Kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2.400.000 đồng/01 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm học.
b) Phương thức thực hiện
Hằng năm, cùng với thời điểm dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ vào số trẻ em hiện có, cơ sở giáo dục mầm non công lập theo quy định tại khoản 2 Điều này lập dự toán theo quy định gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Theo đó, trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn như sau:
- Kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2.400.000 đồng/01 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ.
- Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm học.
Trẻ em học tại cơ sở giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Cha mẹ của trẻ học tại trường mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần giấy tờ gì để được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa?
Tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2022/NĐ-CP thì cha mẹ người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em học tại trường mầm non ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần cung cấp thông tin về số định danh cá nhân của trẻ em hoặc của cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
Nộp bản sao của một trong các loại giấy tờ:
- Thẻ Căn cước công dân
- Chứng minh nhân dân
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú
- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Giáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thêm bao nhiêu tiền một tháng?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số như sau:
Chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số
1. Đối tượng hưởng chính sách
Giáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm một trong những điều kiện sau:
a) Trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên.
b) Trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số.
2. Nội dung chính sách
Giáo viên mầm non thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hàng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi nghìn đồng một tháng). Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
...
Theo đó, đối tượng là giáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên và trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số thì được hưởng chính sách sau đây:
- Hàng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi nghìn đồng một tháng). Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
- Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?